- Chúng cháu là hai chị em sinh đôi, năm nay 15 tuổi. Bố mẹ cháu đã mất cách đây 5 năm. Chúng cháu có hai anh trai cùng cha khác mẹ sinh năm 1977 và 1982. Nay bố mẹ mất, hai người anh này đương nhiên là người giám hộ bảo vệ quyền lợi cho chúng cháu. 

TIN BÀI KHÁC

Nhưng thực tế khi bố cháu còn sống và bị ốm nặng, hai anh đã ngấm ngầm lợi dụng hai chị em cháu còn nhỏ, thiếu hiểu biết pháp luật mà sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở của bố cháu sang cho hai anh. Đó chỉ là ngôi nhà tập thể nhưng là nơi duy nhất cháu ở từ bé đến giờ. Hai anh đã đuổi chúng cháu ra khỏi ngôi nhà đó, buộc chúng cháu phải đi thuê nhà trọ. Ngoài ra đã 3 tháng nay, hai anh giữ trợ cấp xã hội không đưa cho chúng cháu, mọi sinh hoạt đều phải nhờ mọi người giúp đỡ. Nay hai đứa chỉ có một người dì ruột giúp đỡ nhưng hoàn cảnh của dì cũng khó khăn. Xin luật sư cho biết chúng cháu phải làm thế nào mới đòi lại được ngôi nhà đó, hoặc ít nhất cũng phải có quyền lợi chính đáng. Ngoài ra còn tiền trợ cấp chúng cháu làm thế nào để đòi lại?

{keywords}
Mặc dù là người giám hộ nhưng hai anh cháu lại không có hành vi đúng đắn (Ảnh minh họa)

Thứ nhất: Thay đổi người giám hộ

Hai bạn mới 15 tuổi là người chưa thành niên nên không thể thực hiện khởi kiện yêu cầu quyền lợi từ ngôi nhà trên, cũng như đòi lại tiền trợ cấp nên trường hợp này, trước hết hai bạn nên đề nghị thay đổi người giám hộ của mình theo quy định tại khoản 1, khoản 2  điều 70 Bộ luật dân sự 2005:

Điều 70. Thay đổi người giám hộ

“1. Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 60 của Bộ luật này;

b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;

c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

2. Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật này.”

Theo quy định này thì nếu ông, bà của hai bạn còn sống thì ông bà bạn có thể làm người giám hộ đương nhiên trong trường hợp này. Nếu trường hợp ông bà bạn không còn thì dì bạn có thể là người giám hộ của hai bạn theo quy định tại khoản 2 điều 61 Bộ luật dân sự 2005: “Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.”

Thứ hai, sau khi đã hoàn thành thủ tục đổi người giám hộ mới thì người giám hộ mới có thể đại diện cho hai bạn thực hiện khởi kiện dân sự ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai bạn về vấn đề ngôi nhà và khoản tiền trợ cấp trên. Tòa án có thẩm quyền trong trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản là ngôi nhà trên theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 33và điểm c khoản 1 điều 35 bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011:

Điều 34. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

“1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Bộ luật này;”

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc