- Mới cách đây chưa lâu, người dân còn không thể tin sẽ có lúc hành vi sai trái của những người ở đỉnh cao quyền lực, những vụ án tham nhũng gây thiệt hại cho ngân sách hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng lại bị phanh phui, bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc, công minh.
“Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm.” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu như vậy tại cuộc họp nghe báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra của 5 đoàn kiểm tra của Ban Bí thư.[1]
Câu nói đầy quyết tâm ấy thể hiện quan điểm thực hiện tới cùng chủ trương của Đảng, yêu cầu của xã hội, nguyện vọng của nhân dân trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng.
Thẳng thắn nhìn nhận, đấu tranh phòng chống tham nhũng đã thực sự chuyển động trong tất cả cán bộ, đảng viên hay chưa, thì phải nói rằng chưa. Bởi, tư tưởng “đấu tranh, tránh đâu?”, ngại ngần, né tránh, sự “sợ hãi, hèn nhát”, sự giằng co giữa quyền - lợi ích vẫn là một thực tế. Bởi còn có người cho rằng, nếu quá tập trung vào phòng, chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, sẽ làm “chùn”, làm “chậm” sự phát triển của đất nước.
Nhưng, có một thực tế, chưa bao giờ đấu tranh phòng, chống tham nhũng lại trở thành một xu thế, một phong trào trong xã hội như hiện nay. Cũng chưa bao giờ kết quả phòng, chống tệ nạn, tội phạm tham nhũng làm nức lòng dân đến thế. Khảo sát Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh PAPI ở Việt Nam cho thấy, năm 2017, chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tăng điểm mạnh, từ 5,8 điểm năm 2016 lên 6,15 điểm.
Chưa bao giờ đấu tranh phòng, chống tham nhũng lại trở thành một xu thế, một phong trào trong xã hội như hiện nay. Ảnh minh họa |
Mới cách đây chưa lâu, người dân còn không thể tin sẽ có lúc hành vi sai trái của những người ở đỉnh cao quyền lực, những vụ án tham nhũng gây thiệt hại cho ngân sách hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng lại bị phanh phui, bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc, công minh. Họ cũng không mấy tin rồi có lúc, những người như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Châu Thị Thu Nga, Phạm Công Danh, Phan Văn Anh Vũ, Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa cùng hàng loạt những cái tên “đình đám” một thời, lại bị nhắc đến với tư cách là “bị can, bị cáo”.
Nếu như không tập trung, đẩy mạnh, nếu như chỉ hô hào mà không có các biện pháp quyết liệt, cụ thể thì liệu rằng phòng, chống tham nhũng có tín hiệu mạnh mẽ như vậy hay không? Nếu như né tránh, không kiên quyết xử lý hành vi sai phạm thì ai là người phát hiện những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ thuế, hải quan? Chẳng phải từ việc làm trong sạch bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành của Chính phủ; từ kết quả của phòng chống tham nhũng đã tạo niềm tin trong nhân dân, tạo động lực để kinh tế-xã hội năm 2017 và Quý I năm nay phát triển vượt bậc hay sao?
Khi những hoài nghi được làm sáng tỏ, những vỏ bọc bị vạch trần, những sai phạm được xử lý nghiêm minh, những bài học về công tác cán bộ, về xây dựng chỉnh đốn Đảng được khắc phục, thì niềm tin của dân đối với Đảng, và đội ngũ cán bộ của Đảng sẽ càng được củng cố. Khi đó, những ai có tư tưởng trì trệ, e ngại đối mặt với cái xấu, những ai tìm cách trốn tránh trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu, những ai vấp ngã, bao che, đồng lõa với sai phạm, thực hiện hành vi sai phạm, những ai cản trở, kéo lùi sự phát triển sẽ lộ diện. Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, sự vận động, phát triển của xã hội, của đất nước và người dân không chấp nhận những con người như thế.
Hiện tại vẫn còn ngổn ngang. Đó là “viên đạn bọc đường” tham nhũng luôn cám dỗ. Đó là còn nhiều người giấu mình dưới vỏ bọc đạo đức, “quyền cao, chức trọng” để “vinh thân, phì gia” tiềm ẩn nguy cơ làm tổn hại uy tín, thanh danh của Đảng, gây bất ổn xã hội, bức xúc trong nhân dân. Đó là tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất khi thực hiện các giải pháp vẫn còn. Nhưng từ mệnh lệnh của người đứng đầu Đảng, từ yêu cầu của cuộc sống, của nhân dân khi “lò đã nóng lên”, từ nhiệt huyết của những con người dũng cảm, quyết liệt, biết gạt bỏ lợi ích riêng tư vì sự phát triển chung của đất nước, chúng ta tin rằng tham nhũng sẽ bị đẩy lùi.
Đàm Hoa
----
[1] Báo cáo việc kiểm tra 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương về tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Gục trước ‘đạn bọc đường’, người chống tham nhũng thành kẻ bảo kê
Tội phạm tham nhũng sẵn sàng ôm cả đống tiền để chạy tội, chạy án, thậm chí cao chạy xa bay trước khi bị phát hiện và xử lý.
Chống tham nhũng mà tay ‘nhúng chàm’ thì chống sao nổi?
Nếu không chấn chỉnh và làm sạch sẽ bộ máy này đương nhiên sẽ không thể nào ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực.
Xét xử ông Đinh La Thăng: Pháp luật nghiêm trị sẽ khiến tham nhũng phải co vòi
Chỉ khi “luật pháp bất vị thân” thì mới có thể khiến những con sâu tham nhũng, những con sâu lợi ích nhóm, bè phái, cánh hẩu, rụt cổ, co vòi lại.
Xét xử các vụ đại án tham nhũng: “Cùng tắc biến, biến tắc thông"
Khi người ta ăn hết của “trời cho”, “ăn không từ một thứ gì”, kể cả ăn cắp, thì nền kinh tế còn gì?
Quan chức có dám thề?
Việc các cán bộ lãnh đạo về dự Lễ hội Minh thề nghiêm trang giơ tay thề làm người tử tế, nhất là thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” chỉ đem lại điều tốt.
Không để cán bộ dùng quyền lực như tài sản riêng
Nếu quyền lực không được ban phát vô tội vạ thì những cán bộ như Trịnh Xuân Thanh và các cán bộ chủ chốt qua mấy thời kỳ của PVN không thể tác oai tác quái.
PAPI 2017: Trung ương quyết liệt, tham nhũng giảm
Sau 4 năm giảm liên tiếp, chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tại Việt Nam có tín hiệu khả quan, nhưng số tiền või vĩnh tăng.