KTS Trần Huy Ánh nhận định, thủ đoạn của Công ty Alibaba và 22 công ty con do Nguyễn Thái Luyện lập ra, điều hành, tự vẽ dự án phân lô trên đất nông nghiệp… cho thấy lỗ hổng trong quản lý đất đai.

Nguyễn Thái Luyện - đối tượng cầm đầu hệ thống lừa đảo Alibaba

Theo ông Ánh, những vụ việc như Nguyễn Thái Luyện sử dụng đất nông nghiệp để vẽ thành các dự án BĐS, sau đó lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người không hiểu biết, không nắm được thông tin… sẽ hạn chế được tối đa nếu như cơ quan quản lý thiết lập được dữ liệu quản lý đất đai.

Các bị hại trong vụ án Nguyễn Thái Luyện

“Dữ liệu quản lý đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển quốc gia, địa phương cũng như đời sống từng tổ chức, cá nhân. Đó cũng là cơ sở để quản lý đất đai hiệu quả, hạn chế việc làm bậy, vẽ quy hoạch, dự án bậy” – ông Ánh phân tích.

Theo ông Ánh, Chính phủ đã phê duyệt, giao Bộ TNMT lập Đề án Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua, đánh giá được sự biến động đất đai, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Hiện trạng sử dụng đất được công khai, thể hiện rõ trên bản đồ sẽ giúp người dân tường minh các thông tin về đất đai, từ đó tránh được những "chiếc bẫy" như thủ đoạn của Nguyễn Thái Luyện.

“Từ năm 2005, ngành TNMT đã khởi động kiểm kê đất đai bằng bản đồ số, nhưng do phần mềm vẽ bản đồ chỉ hỗ trợ in ấn, xuất bản mà không có chức năng quản lý, kết nối mạng. 

Trong khi đó, nhiều cán bộ địa chính các địa phương khả năng cập nhật biến động bản đồ bằng phần mềm đồ họa hạn chế. Người quản lý  không rành vẽ, người biết vẽ thì không có thông tin nên việc đồng bộ hóa dữ liệu bản đồ số còn trở ngại.

Trong 20 năm (từ năm 2000 đến 2020), nhiều lần ngành TNMT công bố các dự án số hoá bản đồ, tin học hoá quản lý địa chính từ cấp địa phương tới quốc gia… nhưng thông tin đất đai của ngành vẫn không có. Điều này vô tình tạo cơ hội cho các dự án giả tràn lan. Đó là lý do mà những cá nhân như Nguyễn Thái Luyện có đất sống – KTS Trần Huy Ánh phân tích. 

Bên cạnh việc công khai, đầy đủ thông tin về đất đai; xây dựng dữ liệu, bản đồ số hoá đất đai, ông Ánh cho rằng cần nâng cao năng lực, chuyên môn của những người quản lý lĩnh vực đất đai, địa chính.

"Một cán bộ địa chính cấp xã, phường tối thiểu phải biết đọc bản vẽ, biết sử dụng đồ hoạ... chứ không thể quản lý theo phương thức cũ, dựa trên tờ bản đồ vẽ tay từ những năm 90 của thế kỷ trước. Dữ liệu đất đai biến đổi, thay đổi liên tục; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là mấu chốt để loại bỏ những  sai phạm về đất.