Ông Donald Trump đã có một chiến lược thương mại quyết liệt: áp đặt thuế quan, đàm phán lại các hiệp định thương mại và cáo buộc các nước khác lợi dụng Mỹ. Nhưng mục tiêu chính là Trung Quốc. Dù ông dùng những ngôn từ nặng nề với người châu Âu, người Canada và nhiều nơi khác, lời nói và hành động của ông vẫn chủ yếu tập trung vào Bắc Kinh.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Trong bài viết mới đây đăng trên chuyên trang National Interest, tác giả Simon Lester - chuyên gia phân tích chính sách thương mại tại Viện Cato - chỉ ra rằng, sau 4 năm ông Trump lãnh đạo nước Mỹ, các hành xử thương mại của Trung Quốc gần như không thay đổi.

Theo ông Lester, điều này đặt ra hai câu hỏi: Tại sao chiến lược thương mại của ông Trump thất bại? Và thay vào đó, chính quyền Biden lẽ ra nên làm thế nào?  

Các nỗ lực của chính quyền Trump nhằm giải quyết các hoạt động thương mại của Trung Quốc bắt đầu bằng một cuộc điều tra, rồi chuyển sang thuế quan (và Trung Quốc đánh thuế trả đũa, sau đó Mỹ tăng thêm thuế) và kết thúc bằng một thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1". Các vấn đề lớn hơn được để sang Giai đoạn 2, nhưng không có dấu hiệu cho thấy hai bên sẽ sớm tiến sang giai đoạn này.

Chưa rõ chiến lược của Washington hiệu quả đến đâu. Hầu hết thuế quan bổ sung và thuế quan đáp trả đến nay vẫn được thực thi. Xuất khẩu tới Trung Quốc không được như kỳ vọng. Và ngoại trừ một vài lĩnh vực, thị trường Trung Quốc vẫn không mở cửa nhiều. 

Có thể nói, đại dịch góp một phần nguyên nhân khi các nền kinh tế toàn cầu đình trệ và thương mại chậm lại. Nhưng thất bại trước đó là rất rõ ràng. Một câu hỏi được đặt ra, vì sao quá chú trọng vào Trung Quốc nhưng chính quyền Trump lại đạt được rất ít? 

Chính quyền Trump đã sai lầm thế nào? Chuyên gia Viện Cato đưa ra câu trả lời: họ nghĩ có thể tự giải quyết "vấn đề Trung Quốc".

Thay vì làm việc với các quốc gia khác, và thông qua WTO hoặc một số diễn đàn đa phương khác, chính quyền Trump lại ra các quyết định đơn phương về Trung Quốc và áp đặt thuế quan theo quy chế trong nước.

Cách tiếp cận này không chứng tỏ hiệu quả. Nếu các nước muốn Trung Quốc (hoặc EU, Canada hay bất kỳ nước nào) thực sự coi trọng than phiền về những hành xử thương mại "bất công", họ sẽ phải theo đuổi chúng ở một diễn đàn trung lập.

Không đáng tin nếu một bên vừa giữ vai trò công tố vừa ngồi ghế quan tòa trong một vụ án thương mại, như kiểu chính quyền Trump. Và vấn đề không thể được quyết định chỉ bằng cách xem tóm tắt cáo trạng của một bên.

Loại chủ nghĩa đơn phương như thế có thể phản tác dụng và cản trở những chương trình cải tổ mong muốn, theo ông Lester.

Vậy chính quyền Tổng thống Joe Biden cần làm gì khác biệt? Tác giả cho rằng, điểm bắt đầu là các cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc, vốn rộng lớn hơn nhiều người nghĩ và hữu ích cho việc mở cửa thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, chúng đã trở nên lỗi thời và có thể dùng bổ sung các nghĩa vụ mới.

Điều này tạo nên nghị trình sau đây để chính quyền Biden đi theo dựa vào các thông lệ thương mại của Trung Quốc: Hợp tác với các đồng minh để khiếu kiện và đàm phán với Bắc Kinh nhằm thúc đẩy tự do hóa hơn nữa.   

Thanh Hảo (Dịch)

Chính quyền ông Biden bắt tay cùng đồng minh ứng phó Trung Quốc

Chính quyền ông Biden bắt tay cùng đồng minh ứng phó Trung Quốc

Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu xét lại cuộc chiến thương mại cùng các hành động khác chống Trung Quốc và sẽ bắt tay các đồng minh ngăn chặn "sự lạm dụng kinh tế trên nhiều mặt trận" của Bắc Kinh.

Trung Quốc muốn quan hệ với Mỹ ‘trở lại đúng hướng’

Trung Quốc muốn quan hệ với Mỹ ‘trở lại đúng hướng’

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/1 bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ.