Bí ẩn hàng không "lớn nhất mọi thời đại"

Theo Guardian, vào hồi 0h42 ngày 8/3/2014, chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bắt đầu cất cánh từ Kuala Lumpur.

Ngồi trong khoang lái của chiếc máy bay là 2 phi công dày dặn kinh nghiệm, họ dẫn đầu một phi hành đoàn gồm 10 tiếp viên. Có mặt trên chuyến bay này là 227 hành khách tới từ nhiều quốc gia, và đây cũng là những thông tin cuối cùng mà thế giới biết về chuyến bay MH370.

Máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines. Ảnh: Sky News

40 phút đầu tiên của chuyến bay diễn ra bình thường, vào hồi 1h19, MH370 tiếp cận điểm cuối không phận Malaysia. Đài kiểm soát không lưu Malaysia sau đó đã bàn giao lại chuyến bay cho đài kiểm soát không lưu TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, máy bay này đã không đăng ký với trạm kiểm soát không lưu TP. Hồ Chí Minh, và biến mất khỏi radar sau khi bay vào không phận Việt Nam. Tất cả những nỗ lực sau đó nhằm liên lạc với MH370 đều không thành công.

"Chúc ngủ ngon. Malaysia 3-7-0" là thông điệp cuối cùng mà cơ trưởng của chiếc Boeing 777 gửi tới đài kiểm soát không lưu. Sau 9 năm, sự mất tích của MH370 vẫn được coi là bí ẩn lớn nhất mọi thời đại của ngành hàng không.

Những cuộc tìm kiếm quy mô lớn không đem lại lời giải

Ngay sau khi MH370 mất liên lạc, cơ quan cứu hộ Malaysia đã bắt đầu tìm kiếm ở Biển Đông và eo biển Malacca. Tới ngày 17/3/2014, Australia tham gia tìm kiếm ở khu vực nam Ấn Độ Dương. Chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn khi đó được đổi thành chiến dịch tìm kiếm và phục hồi.

Tới ngày 30/4/2014, đợt tìm kiếm trên mặt biển kết thúc mà không có bất kỳ dấu vết nào. Tới đầu tháng 5/2014, cuộc tìm kiếm dưới nước trong một khu vực rộng 60.000 km2 được tiến hành bởi Malaysia, Trung Quốc và Australia.

Mảnh vỡ của MH370. Ảnh: Reuters

Vào ngày 29/1/2015, chính phủ Malaysia chính thức tuyên bố MH370 là một tai nạn. Sau đó, diện tích tìm kiếm được tăng từ 60.000 km2 lên 120.000 km2. Tới ngày 29/7/2015, mảnh vỡ đầu tiên được tìm thấy ở đảo Reunion, phía đông Madagascar.

Kể từ năm 2015-2016, nhiều mảnh vỡ của MH370 tiếp tục được phát hiện dọc theo bờ biển phía đông của Châu Phi. Nhưng tới năm 2017, chiến dịch tìm kiếm của Malaysia, Trung Quốc và Australia kết thúc mà không thể tìm kiếm được địa điểm chính xác của MH370. Cuộc điều tra này đã tiêu tốn tới hơn 200 triệu USD.

Tới năm 2018, Malaysia đã đề nghị công ty Ocean Infinity tìm kiếm MH370 với một thỏa thuận trị giá 70 triệu USD (nếu công ty này tìm thấy máy bay). Tuy vậy, cuộc điều tra này cũng kết thúc mà không xác định được vị trí của máy bay.

Hi vọng về một cuộc tìm kiếm mới

Theo Airline Rating, trong vòng 9 năm qua, đã có gần 150 cuốn sách liên quan đến MH370 được xuất bản. Một vài cuốn sách trong số này khiến nhiều người hoang mang khi tuyên bố "bí ẩn đã được giải quyết" hay "có người tận mắt nhìn thấy máy bay".

Bức tường cầu nguyện cho MH370 ở Kuala Lumpur. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, bất chấp những thông tin sai lệch, gia đình của những người có mặt trên chuyến bay MH370 vẫn chưa bao giờ từ bỏ hy vọng. Vào tháng 3/2023, họ đã kêu gọi chính phủ Malaysia cho phép công ty thám hiểm đáy biển Ocean Infinity của Mỹ tiến hành một cuộc tìm kiếm mới.

Theo CNN, trong một thông điệp gửi tới gia đình các nạn nhân, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke tuyên bố sẽ không "đóng lại cuốn sách" về cuộc tìm kiếm MH370. Ông Loke khẳng định, chính phủ Malaysia sẽ cân nhắc các cuộc tìm kiếm trong tương lai nếu có "thông tin mới và đáng tin cậy" về MH370.

Kỹ sư Anh vén màn bí ẩn về chuyến bay MH370

Richard Godfrey, một kỹ sư người Anh cho biết, phi công lái chiếc máy bay mang số hiệu MH370 mất tích bí ẩn trên bầu trời Ấn Độ Dương có thể đã bắt toàn bộ máy bay làm con tin.