- Mùa hè, những ngày hội cho thiếu nhi đang đến gần, điệp khúc “thiếu chỗ chơi cho con trẻ" sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các mặt báo những ngày tới. Người Hà Nội đã bắt đầu chủ động nhận thức về vấn đề này, vấn là sẽ hành động như thế nào thôi. 

Trẻ em cần có không gian nuôi dưỡng điều tốt đẹp

Quan sát lớp mẫu giáo có trẻ em VN và các bạn quốc tế, chúng tôi thấy hai điều chú ý: Một là cô giáo luôn nhắc “bình tĩnh/từ từ nào”; hai là các em bé Việt Nam luôn nổi bật vì giành được đồ chơi, còn các bạn buông tay ngay sau khi cô giáo nhắc nhở. 

Nếu các bạn nhỏ VN cùng tranh nhau một món đồ chơi thì sao? Sau những la hét, khóc lóc... thậm chí “chiến với nhau một tí” rồi đôi bên cũng có kết cục ổn thỏa tương đối, để chờ một cuộc tranh giành tiếp theo.

Makarenko (1888-1939) là nhà sư phạm trường phái giáo dục Xô Viết, người đã dạy dỗ nhiều em học sinh mồ côi – nạn nhân cuộc nội chiến tại nước Nga đầu thế kỷ 20, cho biết: Bởi các em từng chứng kiến thảm cảnh chém giết, đốt phá, chất chứa mất mát thù hận, đau thương nên các em rất nóng nảy, cục cằn... thường xuyên quậy phá, đánh đập gia súc, chặt phá cây cối.

{keywords}
Ông Đinh Văn Hiển – Chủ tịch MTTQ phường Hạ Đình cùng các thành viên Hội phụ nữ và các TNV khảo sát các địa điểm tiềm năng phát triển VHSC tại phường.

{keywords}

Bí thư, Chủ tịch UBND phường cùng cộng đồng lập kế hoạch xây dựng, tôn tạo, bảo vệ KGCC- VHSC trong khu dân cư

Makarenko đã xây dựng chuồng trại, vườn nhỏ ngay trong nhà trường, giao cho mỗi em tự nuôi nấng chăm sóc cây cối và con vật của mình. Hàng ngày chăm chút sự sống, các em trở nên đa cảm hơn, yêu quý, trân trọng cuộc sống hơn và lớn lên với tâm thế bao dung, độ lượng, đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội .

Trong hội thảo “Vườn hoa sân chơi trong khu dân cư Hà Nội" (tổ chức đầu tháng 5/2015), TS Nguyễn Thị Lan, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết: "Trẻ em có 4 nhóm quyền lớn, trong đó có quyền được phát triển: ngoài giáo dục, học tập thì vấn đề vui chơi giải trí là một trong những yếu tố rất quan trọng để trẻ em có thể phát triển. Thiếu vui chơi giải trí, trẻ em không thể phát triển bình thường…

Khi lấy ý kiến cho Luật trẻ em, các đại biểu nói rằng có nhiều trẻ từ 16-18 làm trái pháp luật, có em trong Câu lạc bộ kết nối trẻ em chia sẻ: Các bạn cháu hay vi phạm pháp luật là vì sao? Là vì chúng cháu chẳng có chỗ nào chơi, chẳng biết chơi cái gì. Chúng cháu chỉ biết chơi game và điện tử, mà khi chơi game thì nào là trò bạo lực tạo ra sự bạo lực, nguy hiểm hơn là xâm hại tình dục do bị kích động từ phim ảnh…”

Vườn hoa sân chơi cho trẻ em ở đâu trong kế hoạch phát triển đô thị?

KTS Nguyễn Phú Đức (Sở QHKT Hà Nội) cho biết: "TP Hà Nội đã có quyết định 01/2013 là rà soát toàn bộ quỹ đất đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí và các điểm sinh hoạt cộng đồng. Đến nay, Hà Nội có 1.800 điểm sinh hoạt cộng đồng, 209 điểm vui chơi giải trí. Nếu xét về số lượng thì hiện trạng yếu và thiếu nếu chia đều cho tất cả mọi người, nhưng so với cả nước thì Hà Nội dẫn đầu về số điểm vui chơi”.

Tuy vậy, để tiếp cận thông tin chi tiết, xác thực về thực trạng điểm sinh hoạt cộng đồng, vui chơi này là điều không thể. Trong website của Sở QHKT không công bố vị trí, địa điểm, mô tả hình dạng, diện tích, đơn vị quản lý và thực trạng những “điểm vui chơi” này ra sao và thực tế tồn tại của nó thế nào. 

Khi biết Sở Xây dựng là cơ quan quản lý lĩnh vực này, nhóm nghiên cứu đã đến gặp một Trưởng phòng chuyên quản (với sự ủy quyền PGĐ Sở Xây dưng) thì nhận được câu trả lời “Theo quy định phát ngôn thì tôi không trả lời các vị được”.

{keywords}

ThS-KTS Nguyễn Chí Thành cùng nhóm tình nguyện viên lập phương án thiết kế VHSC. 

{keywords}

Thầy giáo và SV trường ĐH Phương Đông cùng với đại diện cộng đồng khảo sát “ Đánh thức KGCC- tạo lập VHSC trong khu dân cư”

PGS-TS- KTS Lưu Đức Hải, nguyên Viện trưởng viện QH Đô thị và NT – Bộ Xây dựng, đơn vị tham gia lập Quy hoạch Thủ đô 2030 tầm nhìn 2050 và nhiều TP trên cả nước cho biết: Tại Hà Nội và các đô thị trên cả nước- vai trò của vườn hoa, sân chơi ở các khu dân cư, khu đô thị (trong đó có sân chơi cho trẻ em) ảnh hưởng đến thời tiết cục bộ, tạo ra những khu vực có vi khí hậu khác biệt được gọi là “đảo nhiệt đô thị” )…thậm chí tác động đến cả biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Mặc dù quan trọng như vậy, vườn hoa, sân chơi ở các khu dân cư, khu đô thị tại Hà Nội đang còn thiếu nhiều (kể cả thực tiễn lẫn trong Quy hoạch dự kiến phát triển?). Ths Lã Thị Kim Ngân, nguyên Viện trưởng Viện QH Hà Nội cũng trình bầy nội dung tương tự với những đặc thù HN.

{keywords} 

Thành viên CLB Sân chơi Xanh Hà Nội cùng CLB quy hoạch Trẻ ĐHKT, ĐHXD khảo sát VHSC trên địa bàn phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, HN

{keywords}
Ông Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch ỦBND và các vị Hội Phụ nữ phường Giáp Bát đang có mặt tại hiện trường lắp đặt đồ chơi, tập thể thao ven hồ Kim Đồng – Địa điểm VHSC do Hội Phự nữ tự quản, bảo trợ hoạt động

Ai cũng nhận ra Hà Nội trước đây có 44km2 được thiết kế quy hoạch đủ vườn hoa cây xanh, sau này mở rộng thêm hàng trăm Km2 rồi hàng ngàn Km2 rồi thì càng QH mở rộng, chỉ thấy thừa BĐS mà càng thiếu KGCC, thiếu cây xanh, VHSC từ cấp TP đến các quận huyện, khu dân cư? Khi mở rộng TP, tại sao không tận dụng cơ hội bổ sung sự thiếu hụt ấy? và rất tiếc chưa có ai cho biết vị trí VHSC vào đâu trong sơ đồ viễn cảnh quy hoạch, kế hoạch phát triển Hà Nội hôm nay và vài chục năm tới?

Ths Hoàng Thị Hoa, Đại biểu Quốc hội, ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội, phát biểu: "Vườn hoa sân chơi trong khu dân cư hiện nay còn là góc khuất, nên nhiều cấp ủy Đảng, Chính quyền chưa quan tâm. Ở Thành phố đã có các chỉ thị, nghị quyết, có triển khai, nhưng thực hiện chưa đạt được yêu cầu mà nhu cầu đề ra. 

Nên chăng nên đưa mục tiêu, tiêu chí bảo vệ và phát triển Vườn hoa sân chơi khu dân cư trong thảo luận đại hội cấp phường, cấp quận, cấp Thành phố? Ủy ban Giáo dục Thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội đang thẩm định Luật Trẻ em, tháng 10 sẽ thảo luận những nội dung này.

Tôi đề nghị Hội thảo tập hợp ý kiến thành một tài liệu, làm cơ sở kiến nghị Thành phố ưu tiên làm ngay công tác kiểm kê lại khuôn viên, địa điểm sinh hoạt cộng đồng, sân chơi hiện có để tăng cường hiệu quả sử dụng. Không thể chỗ nào cũng thu tiền, người dân vào chơi tự do…

Những nơi chưa có thì quy hoạch, thì cần bổ sung nghiên cứu, đưa ra những bài học, ví dụ của một số thành phố có nền kinh tế tương tự Hà Nội không quá nhiều để xem họ làm cách nào bảo vệ phát triển VHSC, ta đưa vào khuyến nghị với đầy đủ căn cứ. Nếu hôm nay ta không thiết tha, không thiết thực thì 10 năm sau vẫn lại kiểm điểm thôi.”

Mùa hè, những ngày hội cho thiếu nhi đang đến gần, điệp khúc “thiếu chỗ chơi cho con trẻ" sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các mặt báo những ngày tới. Nhưng người Hà Nội đã bắt đầu chủ động nhận thức về vấn đề này, vấn là sẽ hành động như thế nào thôi. 

Trần Huy Ánh

(TL trích dẫn trong bài tại hội thảo “Vườn hoa sân chơi trong khu dân cư Hà Nội" của Hội QH&PTĐT VN tổ chức tại Hà Nội 6/5/2016)