“Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh việc Mỹ bác bỏ những yêu sách hàng hải của Trung Quốc, đồng thời tuyên bố Washington sát cánh với các quốc gia Đông Nam Á khi đối mặt với sự ép buộc từ phía Bắc Kinh”, hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Ned Price nói hôm nay (14/7).
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Reuters |
Trước đó vào ngày 11/7, ông Blinken tuyên bố trật tự hàng hải dựa theo luật lệ trên Biển Đông đang bị đe dọa lớn hơn bất kỳ nơi nào khác, đồng thời kêu gọi Trung Quốc “tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế” và “chấm dứt các hành vi khiêu khích”.
Trong cuộc họp báo tổ chức hôm nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên nhận định phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Blinken “cố tình gây bất hòa giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN”.
Theo hãng tin Reuters, những phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ Blinken được đưa ra trong bối cảnh tròn 5 năm Tòa trọng tài (PCA) ra phán quyết không công nhận yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc tại Biển Đông.
Ngày 12/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận nhân dịp kỷ niệm 5 năm PCA ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông:
Lập trường của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông là rõ ràng và nhất quán, theo đó Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, và bằng các giải pháp, biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS...
Tuấn Trần
Phán quyết Biển Đông: Cơ sở giải quyết tranh chấp mà không cần Trung Quốc công nhận
Các quan chức và chuyên gia cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông 5 năm trước vẫn là cơ sở hữu ích để giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Nhật, Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết về Biển Đông
Nhật Bản và Mỹ thúc giục Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.