Theo hãng tin Sputnik, các chuyên gia về vấn đề Triều Tiên đã nhận định rằng Mỹ không nên tin Trung Quốc có thể tác động đến Triều Tiên, trừ phi lợi ích kinh tế và an ninh của họ bị đe dọa.

Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ còn tiếp tục kêu gọi hai bên hành động một cách bình tĩnh và thận trọng, trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đang nóng lên, và Washington đang gia tăng sức ép đối với Bình Nhưỡng để cản trở chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này.

{keywords}

Bà Balbina Hwang, cố vấn đặc biệt về vấn đề Đông Á dưới thời chính phủ Tổng thống George W. Bush cho biết: “Trung Quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ Triều Tiên về mọi mặt”. Mặc dù một số nhà phân tích nhận thấy Trung Quốc đang dao động trước tình hình căng thẳng Triều Tiên, bà Hwang không tin là như vậy.

“Lập trường cứng rắn của Trung Quốc đối với việc hệ thống phòng không THAAD của Mỹ được thiết lập ở Hàn Quốc là bằng chứng rõ ràng cho thấy, Bắc Kinh sẽ không thực hiện bất kỳ động thái nào để ngăn chặn Triều Tiên bởi sau cùng đó không phải là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc”, bà Hwang cho biết.

Trung Quốc đã liên tục phản đối sự xuất hiện của hệ thống THAAD. Bắc Kinh nói rằng hệ thống này ảnh hưởng đến an ninh của họ.

Một số nhà phân tích tin rằng, Trung Quốc lo sợ hệ thống radar của THAAD không chỉ được dùng cho mục đích phòng vệ mà còn dùng để theo dõi hoạt động quân sự của nước này. Mỹ khẳng định hệ thống này hoàn toàn là để ngăn chặn các hành động gây hấn của Triều Tiên.

“Trung Quốc coi việc đảm bảo sự ổn định ở khu vực Đông Bắc Á và giới hạn tầm ảnh hưởng ở Mỹ ở châu Á còn quan trọng hơn việc giải giáp vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”, bà Hwang viết.

Vào cuối tháng 7, Tổng thống Donald Trump đã viết trên trang Twitter của mình rằng: “Tôi rất thất vọng với Trung Quốc. Các đời Tổng thống trước đã giúp họ kiếm được hàng trăm tỉ USD từ thương mại, vậy mà họ chẳng làm gì cho chúng ta để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Chúng tôi sẽ không để chuyện này tiếp tục xảy ra nữa, Trung Quốc hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này”.

Đáp lại, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Liu Jieyi trả lời báo giới rằng, Bình Nhưỡng và Washington mới là “các bên có trách nhiệm chính để giải quyết vấn đề, chứ không phải Trung Quốc”. “Cho dù có làm gì đi nữa, nỗ lực của Trung Quốc sẽ không đạt được kết quả thiết thực bởi nó còn phụ thuộc vào hai nước trên”.

Dù vậy, Mỹ mới đây đã bày tỏ mong muốn đối thoại với Triều Tiên, và trong quá khứ ông Trump cũng từng bày tỏ mong muốn gặp gỡ lãnh đạo Kim Jong Un. Các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh sẽ không có động thái quyết định nào đối với Triều Tiên mặc dù nước này đã để Washington chủ động thực hiện lệnh trừng phạt.

“Mặc dù Trung Quốc được nhiều lợi ích về kinh tế từ các hoạt động thương mại và đầu tư với Hàn Quốc, nước này vẫn cố gắng để Triều Tiên tồn tại”, nhà nghiên cứu người Mỹ Tara O nhận định.

Theo Anh Tuấn/Infonet
Triều Tiên tiết lộ ảnh hiếm về chương trình tên lửa

Triều Tiên tiết lộ ảnh hiếm về chương trình tên lửa

Triều Tiên mới đây đã tiết lộ một loạt ảnh chưa từng công bố với thế giới bên ngoài về chương trình tên lửa của nước này.

Hải quân Triều Tiên thực sự mạnh cỡ nào?

Hải quân Triều Tiên thực sự mạnh cỡ nào?

Hải quân Triều Tiên có khoảng 60.000 người, ít ỏi nhất trong số 3 quân chủng của nước này. Hải quân chỉ bằng 1/20 của lục quân và 1/2 không quân.

Người cứu mạng lãnh tụ Triều Tiên

Người cứu mạng lãnh tụ Triều Tiên

Ngày 1/3/1946, một sĩ quan Liên Xô đã liều mình nằm đè lên quả lựu đạn để cứu mạng lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành.