- Washington gần đây đã đổ quân, vũ khí, tàu sân bay, máy bay hiện đại nhất vào quốc đảo nhằm thể hiện rõ ràng cam kết sẵn sàng bảo vệ đồng minh thân cận trong bối cảnh gia tăng tranh chấp ở Biển Đông.
Xem Clip:
Mới đây, Hải quân Mỹ đã điều 4 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler cùng 120 quân nhân tới Philippines tham gia huấn luyện lực lượng quốc đảo trong việc tuần tra hàng hải, hàng không.
Máy bay EA-18G Growler của Mỹ, do hãng Boeing chế tạo là máy bay tác chiến điện tử hoạt động trên tàu sân bay chủ lực của Mỹ hiện nay. Nó có tầm bay từ 1.360 - 2.346 km.
Năng lực tác chiến điện tử của EA-18G rất mạnh và đa dạng, vừa triệt phá hoạt động các đài radar của đối phương, vừa có thể tiêu diệt các đài này bằng chính tên lửa mang theo.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler |
EA-18G còn có khả năng gây nhiễu kiểu đánh lừa bằng cách tạo ra rất nhiều mục tiêu giả. Nó được coi là tổ hợp gây nhiễu trên không mạnh nhất trong tác chiến điện tử hiện nay.
Song song với việc đưa máy bay tác chiến điện tử hiện đại nhất hỗ trợ Philippines, Mỹ cùng không ngại ngần triển khai hai nhóm tàu tác chiến sân bay thuộc loại lớn nhất thế giới đến tập trận tại vùng biển của quốc đảo.
Tàu sân bay USS John C. Stennis |
Các tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan bắt đầu các cuộc tập trận phòng không, thăm dò dưới biển và tấn công tầm xa từ ngày 18/6.
Theo quan chức Hải quân Mỹ, hoạt động này nhằm khẳng định sự hiện diện liên tục của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương và rèn luyện kỹ năng tổ chức các cuộc tấn công sử dụng kết hợp nhiều tàu sân bay trong vùng biển có tranh chấp.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan |
USS John C. Stennis là siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz thứ 7 của Hải quân Mỹ, chở các máy bay của hải quân và lính thủy đánh bộ bao gồm F/A-18 Hornet và chiến đấu cơ EA-6B Prowler cũng như máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye.
Xem clip hai nhóm tàu sân bay Mỹ đến Philippines:
Còn tàu sân bay USS Ronald Reagan thì được ví như một “hòn đảo” di động, với đội quân hùng hậu bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu và thủy thủ đoàn có khả năng tác chiến hiệu quả và linh hoạt bậc nhất trên thế giới.
Máy bay tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt |
Vào giữa tháng 4, khi cuộc tập trận chung 10 ngày giữa Mỹ và Philippines kết thúc, 5 máy bay tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt, 3 trực thăng H-60G Pavehawk và 1 máy bay tác chiến đặc biệt MC-130H Combat Talon vẫn ở lại căn cứ không quân Clark với gần 300 quân nhân.
A-10 Thunderbolt là loại máy bay đầu tiên được quân đội Mỹ thiết kế riêng cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến trên không và tấn công mặt đất.
Trực thăng HH-60G Pavehawk |
Trực thăng HH-60G Pavehawk là một biến thể đặc biệt của dòng trực thăng vận tải đa năng UH-60 Blackhawk đang được quân đội Mỹ sử dụng. Nó được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không và hệ thống trinh sát hồng ngoại.
Máy bay MC-130H Combat Talon |
Trong khi đó, MC-130H Combat Talon là dòng máy bay thực hiện nhiệm vụ đặc biệt thuộc Bộ chỉ huy chiến dịch đặc biệt Không quân Hoa Kỳ.
Hồi tháng 4, Mỹ đã có cuộc tuần tra chung ở Biển Đông với Philippines. Hai nước đã ký kết "Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng", cho phép Mỹ được sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philipines.