Theo báo Guardian, Nga muốn giảm sự phụ thuộc vào các nước phương Tây và tự mình vươn lên hoặc hợp tác với các nước như Trung Quốc và Iran trong các hoạt động thám hiểm không gian, sau khi Mỹ và đồng minh áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Mô hình trạm vũ trụ mới của Nga ngoài không gian. Ảnh: Reuters

Roscosmos hôm 15/8 đã giới thiệu mô hình trạm vũ trụ, được truyền thông nhà nước Nga đặt biệt danh là “Ross”, tại một cuộc triển lãm quân sự - công nghiệp ở ngoại ô thủ đô Moscow.

Yuri Borisov, người được Tổng thống Vladimir Putin bổ nhiệm làm lãnh đạo Roscosmos hồi tháng trước, tuyên bố Nga sẽ rời ISS sau năm 2024 và đang nỗ lực phát triển trạm không gian của riêng họ.

Roscosmos nói dự án trạm vũ trụ mới của Nga sẽ được được phóng vào quỹ đạo theo 2 giai đoạn, nhưng không đề cập thời gian cụ thể. Trong giai đoạn đầu, một trạm vũ trụ 4 mô-đun sẽ bắt đầu vận hành. Ở giai đoạn sau đó là lắp ghép 2 mô-đun khác và một nền tảng dịch vụ. Khi hoàn thiện, trạm có thể chứa tối đa 4 nhà du hành vũ trụ cùng các thiết bị khoa học.

Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, việc khởi động giai đoạn đầu tiên được lên kế hoạch cho năm 2025 - 2026 và không muộn hơn năm 2030. Việc khởi động giai đoạn thứ 2 và giai đoạn cuối được lên kế hoạch cho năm 2030 - 2035.

Theo Roscosmos, trạm vũ trụ mới sẽ cung cấp cho các phi hành gia Nga tầm nhìn rộng hơn nhiều phân vùng hiện tại của họ để theo dõi Trái đất. Trạm như thiết kế hiện tại sẽ không có sự hiện diện thường xuyên của con người, nhưng sẽ đón tiếp các chuyên gia trong thời gian dài 2 lần mỗi năm. Dmitry Rogozin, cựu lãnh đạo Roscosmos nổi tiếng với những tuyên bố cứng rắn chống phương Tây, đã gợi ý cơ sở mới này của Nga ngoài không gian có thể phục vụ mục đích quân sự nếu cần thiết.

Được đưa vào hoạt động từ năm 1998, ISS liên tục đón các nhà du hành vũ trụ và chuyên gia đến lưu trú và làm việc kể từ tháng 11/2000 theo quan hệ đối tác do Mỹ và Nga dẫn đầu, quy tụ cả Canada, Nhật Bản và 11 quốc gia châu Âu tham gia.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) muốn giữ ISS hoạt động cho đến năm 2030. Họ cho biết vẫn chưa nhận được xác nhận chính thức về kế hoạch rút lui của Nga, đồng nghĩa Moscow sẽ tiếp tục tham gia ISS cho đến năm 2028.

Tuấn Anh

Nga cảnh báo sốc về trạm vũ trụ, tiết lộ vẫn duy trì liên lạc với Mỹ

Lãnh đạo cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cảnh báo lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm gián đoạn hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), khiến nó rơi xuống biển hoặc đất liền.