Trận chiến vịnh Ormoc là một loạt trận chiến diễn ra giữa Hải quân và Không quân Nhật với lực lượng Mỹ tại biển Camotes thuộc Philippines trong Thế chiến 2.

"Sư phụ" của nhà tiên tri Vanga dự đoán về năm 2019

Tổng thống Pháp nhờ người tiền nhiệm giúp dẹp biểu tình?

Triều Tiên ra điều kiện phi hạt nhân hóa với Mỹ

Những gì xảy ra từ ngày 11/11 đến 21/12/1944 ở vịnh Ormoc là một phần chiến dịch Leyte của chiến tranh Thái Bình Dương. Đó là là kết quả của việc người Mỹ tìm mọi cách cắt đứt nguồn củng cố và chi viện của Nhật Bản cho lực lượng đóng trên đảo Leyte (gồm 20.000 lính).

{keywords}
Tàu chiến Mỹ bốc cháy ở vịnh Ormoc.

Sau khi kiểm soát thành công vùng biển của hải quân ở chiến trường Tây Thái Bình Dương vào giữa năm 1944, quân Đồng Minh quyết định tấn công quần đảo Philippines bằng cuộc đổ bộ lên bờ phía đông đảo Leyte từ vịnh Leyte ngày 20/10.

Thành phố Ormoc nằm bên bờ biển vịnh Ormoc, phía tây đảo Leyte, là hải cảng chính của đảo. Đây cũng là điểm đến cuối cùng của các tàu hộ tống. Tướng Mỹ Douglas MacArthur nhận định, chiếm được Leyte sẽ mở màn cho các chiến dịch sau này trên đảo Luzon.

{keywords}
Tàu Nhật Takatsu Maru bị tấn công trong Trận chiến vịnh Ormoc.

Phía Nhật cũng biết rõ quyền kiểm soát Philippines là vấn đề sống còn vì nếu để mất nơi này, họ sẽ dễ dàng bị quân Đồng Minh cắt đứt đường nối giữa chính quốc và nguồn nhiên liệu quan trọng tại Borneo. Do vậy, Hải quân Nhật tập hợp các hạm đội và tổ chức tấn công, dẫn đến trận chiến vịnh Leyte từ ngày 23 đến 26/10.

Trong cuộc giao chiến, Nhật đã tiêu diệt một lực lượng đáng kể các tàu của Mỹ.

Với chiến tích đó, Tướng Tomoyuki Yamashita - chỉ huy quân Nhật ở Philippines – nghĩ hải quân Mỹ đã chịu tổn thất nghiêm trọng nên quân Đồng Minh sẽ dễ bị tấn công. Do vậy, ông ta chủ động tăng cường củng cố lực lượng trên đảo Leyte. Trong thời gian giao chiến, quân Nhật có 9 đoàn tàu hộ tống chuyên chở khoảng 34.000 lính của các sư đoàn 1, 8, 26, 30, và 102.

{keywords}
 

Ngày 5/12/1944, Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên vịnh San Pedro, cách thành phố Ormoc 43km về phía nam. Ngày 7/12, Sư đoàn Bộ binh 77 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Andrew D. Bruce tiến lên thị trấn Albuera, cách thành phố Ormoc 5,6km về phía nam. Quân Mỹ vào bờ mà không hề gặp trở ngại nào.

{keywords}
Nhật thua đắng Mỹ trong Trận chiến vịnh Ormoc

Tuy nhiên, các tàu hải quân của họ ở ngoài liên tục hứng chịu những cú tấn công "thần phong" của quân đội Nhật, dẫn đến thiệt hại tàu khu trục USS Ward (DD-139) và USS Mahan (DD-364).

Việc giải mã tin tức tình báo nhờ hệ thống Purple đã báo cho quân Đồng Minh nắm được một sự tập trung bất thường với số lượng lớn tàu Nhật xung quanh đảo Leyte. Lúc đầu Mỹ tưởng đây là một cuộc sơ tán khẩn cấp của đối phương, nhưng trong tuần đầu tiên của tháng 11, họ nhận ra quân Nhật đang ra sức củng cố và chi viện cho căn cứ trên đảo Leyte. Do vậy, hải quân Mỹ đã ra tay ngăn chặn kịp thời, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến trên bộ.

{keywords}
Tàu Nhật Kashii Maru bị tấn công trong trận chiến vịnh Ormoc.

Số liệu tổn thất cuối cùng của hai bên tại vịnh Ormoc là: Mỹ — 3 tàu khu trục và 1 tàu cao tốc; Nhật — 6 tàu khu trục, 20 tàu vận tải loại nhỏ, 1 tàu ngầm, 1 tàu tuần tiễu và 3 tàu hộ tống.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử

Ngày 20/12/1987, một phà chở khách quá tải đâm một tàu chở dầu ngoài khơi Manila, Philippines, gây tai nạn đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử thế giới.

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ thứ 2 bị luận tội

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ thứ 2 bị luận tội

Ngày 19/12/1998, sau gần 14 tiếng tranh luận, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn hai điều khoản luận tội chống lại Tổng thống Bill Clinton, cáo buộc ông khai man và cản trở công lý.

Ngày này năm xưa: Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ

Ngày này năm xưa: Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ

Ngày 18/12/1865, Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp Mỹ chính thức được phê chuẩn, đảm bảo không có nô lệ hay nô lệ tự nguyện nào tồn tại ở nước Mỹ.

Ngày này năm xưa: Bắt cóc con tin chấn động thế giới

Ngày này năm xưa: Bắt cóc con tin chấn động thế giới

Ngày 17/12/1996, 14 thành viên thuộc một tổ chức nổi dậy vũ trang ở Peru đã đột kích tư dinh của Đại sứ Nhật và bắt giữ 490 quan khách đang dự tiệc làm con tin. 

Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ

Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ

Trận Ardennes là cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây của Thế chiến 2.