Ngày 19/12/1998, sau gần 14 tiếng tranh luận, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn hai điều khoản luận tội chống lại Tổng thống Bill Clinton, cáo buộc ông khai man và cản trở công lý. Ông trở thành tổng thống thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội, theo trang History.
Mỹ-Trung 'đốp chát' kịch liệt tại WTO
Lá thư cảm động bà Hillary gửi một bé gái
Ông Trump 'chê' Pháp, Trung Quốc
Tháng 11/1995, ông Clinton bắt đầu có mối quan hệ với Monica Lewinsky, một thực tập sinh. Trong khoảng thời gian một năm rưỡi, tổng thống và Lewinsky đã có hơn chục lần tiếp xúc tình dục tại Nhà Trắng. Tháng 4/1996, Lewinsky được chuyển tới Lầu Năm Góc. Mùa hè năm đó, cô đã lần đầu tiên tâm sự với đồng nghiệp Linda Tripp về quan hệ giữa cô và tổng thống. Năm 1997, Tripp đã bắt đầu bí mật ghi âm các cuộc trò chuyện với Lewinsky, trong đó Lewinsky đã kể cho Tripp nghe chi tiết về mối quan hệ đó.
Ông Bill Clinton và Monica Lewinsky. (Ảnh: Nhà Trắng) |
Tháng 12 năm đó, các luật sư của Paul Jones, người kiện tổng thống về các cáo buộc quấy rối tình dục, đã triệu tập Lewinsky. Tháng 1/1998, Lewinsky đã nộp một bản tuyên thệ phủ nhận có quan hệ tình dục với ông Clinton. Hành động này của cô được cho là làm theo đề nghị của tổng thống. Năm ngày sau đó, Tripp đã liên lạc với văn phòng của Kenneth Starr, một cố vấn độc lập, để nói chuyện về Lewinsky và những cuốn băng mà cô đã ghi âm. Tripp đã gặp lại Lewinsky lần nữa vào hôm 16/1 nhờ sự giúp đỡ của các đặc vụ FBI làm việc tới Starr.
Sau đó, các đặc vụ FBI và các luật sư Mỹ đưa Lewinsky tới một khách sạn để thẩm vấn và đưa ra đề nghị miễn trừ nếu cô hợp tác với bên công tố. Một vài ngày sau đó, mọi chuyện vỡ lỡ, ông Clinton phủ nhận mọi cáo buộc trên truyền hình toàn quốc, nói rằng: "Tôi không có quan hệ tình dục với người phụ nữ đó, cô Lewinsky".
Linda Tripp. (Ảnh: ABC News) |
Cuối tháng 7, các luật sư của Lewinsky và Starr đã thực hiện một thỏa thuận miễn trừ hoàn toàn, bao gồm cho cả Lewinsky và cha mẹ cô, tất cả những người mà Starr nói rằng có khả năng bị truy tố. Ngày 6/8, Lewinsky đã xuất hiện trước bồi thẩm đoàn để bắt đầu lấy lời khai. Ngày 17/8, Tổng thống Mỹ Bill Clinton trình diện và cung khai trước một đại bồi thẩm đoàn. Trái với lời khai của ông trong vụ quấy rối tình dục Paula Jones, ông Clinton thừa nhận ông đã ngoại tình với cựu thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky.
Trong suốt 4 tiếng điều trần kín, ông Clinton đã ngồi trong phòng Bản đồ tại Nhà Trắng, trả lời qua hệ thống truyền hình mạch kín về những câu hỏi của các thành viên trong đại bồi thẩm đoàn ngồi tại tòa liên bang gần đó. Ông là tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị điều trần trước một đại bồi thẩm đoàn về hành vi của mình. Đêm hôm đó, ông cũng phát biểu trên truyền hình 4 phút, thừa nhận có mối quan hệ không thích hợp với Lewinsky. Trong bài phát biểu ngắn, từ "tình dục" không bao giờ được nhắc đến.
Cố vấn độc lập Kenneth Starr. (Ảnh: weeklystandard) |
Chưa đầy một tháng sau, vào ngày 9/9, Kenneth Starr đã đệ trình bản báo cáo của mình và 18 thùng hồ sơ cho Hạ viện. Bản báo của của Starr đã được công bố hai ngày sau đó và phác thảo một vụ luận tội ông Clinton với 11 lý do, bao gồm khai man, cản trở công lý, cố gắng ngăn chặn lời khai của nhân chứng, lạm dụng chức quyền. Ngoài ra, Starr cũng cung cấp những chi tiết rõ ràng về mối quan hệ tình dục giữa tổng thống và Lewinsky. Ngày 8/10, Hạ viện cho phép điều tra luận tội trên diện rộng và vào ngày 11/12, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã phê chuẩn các điều khoản luận tội. Vào ngày 19/12, Hạ viện luận tội ông Clinton.
Tổng thống Bill Clinton phát biểu sau khi bị luận tội. (Ảnh: AP) |
Ngày 1/7/1999, phiên tòa xét xử Tổng thống Clinton đã diễn ra tại Thượng viện. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ kể từ phiên tòa luận tội Tổng thống Andrew Johnson. Theo Điều 1 của Hiến pháp Mỹ, Chánh án Tòa án Tối ca Mỹ, khi đó là ông William Rehnquist, đã tuyên thệ để trở thành chủ tọa và 100 thượng nghị sĩ tuyên thệ để đảm nhận vị trí bồi thẩm đoàn.
Clip về vụ điều trần Tổng thống Bill Clinton:
Năm tuần sau, vào ngày 12/2, Thượng viện đã bỏ phiếu về việc có phế truất ông Clinton hay không. Tổng thống được tha bổng theo cả hai điều khoản luận tội. Việc truy tố tổng thống cần đạt được 2/3 số phiếu kết án, nhưng việc này đã thất bại. Với cáo buộc khai man, có 45 nghị sĩ đảng Dân chủ và 10 nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho rằng tổng thống "vô tội". Trong khi đó, với cáo buộc cản trở công lý, Thượng viện đã bỏ phiếu 50 - 50.
Sau khi phiên tòa kết thúc, Tổng thống Clinton nói rằng ông "rất hối tiếc" về gánh nặng do hành vi của ông gây ra đặt lên Quốc hội và người dân Mỹ.
Sầm Hoa
Ngày này năm xưa: Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ
Ngày 18/12/1865, Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp Mỹ chính thức được phê chuẩn, đảm bảo không có nô lệ hay nô lệ tự nguyện nào tồn tại ở nước Mỹ.
Điểm danh loạt 'tai ương pháp lý' bủa vây ông Trump
Điều tra nhằm vào các khoản trả ngầm và mối quan hệ có thể giữa chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nga đang được truyền thông đưa tin rầm rộ. Nhưng còn rất nhiều "tai ương" pháp luật khác đang đợi ông.
Ngày này năm xưa: Bắt cóc con tin chấn động thế giới
Ngày 17/12/1996, 14 thành viên thuộc một tổ chức nổi dậy vũ trang ở Peru đã đột kích tư dinh của Đại sứ Nhật và bắt giữ 490 quan khách đang dự tiệc làm con tin.
Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ
Trận Ardennes là cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây của Thế chiến 2.
Ngày này năm xưa: Tang thương bao trùm nước Mỹ
Ngày 14/12/2012, một vụ xả súng xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook ở bang Connecticut (Mỹ) khiến 28 người thiệt mạng.