Ngày 18/12/1865, Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp Mỹ chính thức được phê chuẩn, đảm bảo không có nô lệ hay nô lệ tự nguyện nào tồn tại ở nước Mỹ.

Dự báo sốc của nhà tiên tri Vanga về năm 2019

Con trai Thủ tướng Israel gây 'bão mạng'

Bắt giữ 'siêu anh hùng tạo mưa tiền' ở Hong Kong

Theo History, trước nội chiến Mỹ, Abraham Lincoln và các lãnh đạo khác cũng phản đối chế độ nô lệ của đảng Cộng hòa, đã tìm cách ngăn chặn chế độ nô lệ được áp dụng tại những lãnh thổ và bang mới ở phía Tây nước Mỹ. Với đa phần các chính trị gia miền nam, chính sách này là không thể chấp nhận được, vì họ tin rằng sự phát triển của các bang tự do sẽ khiến cơ cấu sức mạnh Mỹ chống lại họ.

{keywords}
 

Tháng 11/1860, việc ông Lincoln đắc cử Tổng thống báo hiệu sự ly khai của 7 bang miền nam và thành lập Liên minh miền Nam. Ngay sau khi ông Lincoln tuyên thệ nhậm chức vào năm 1861, nội chiến bùng nổ. Có thêm 4 bang miền nam gia nhập Liên minh trong khi 4 bang miền nam khác vẫn thuộc chính phủ liên bang miền Bắc. 

Tổng thống Lincoln, dù về mặt cá nhân là người phản đối nô lệ, nhưng vẫn phản ứng khá thận trọng với lời kêu gọi của những người theo chủ nghĩa bãi nô về việc giải phóng toàn bộ nô lệ ở Mỹ sau khi nội chiến bùng nổ.

Khi chiến tranh kéo dài, chính phủ liên bang do đảng Cộng hòa chiếm ưu thế, đã bắt đầu nhận ra những lợi thế chiến lược của giải phóng nô lệ. Theo đó, việc giải phóng nô lệ sẽ làm suy yếu Liên minh miền Nam và làm chính phủ liên bang miền Bắc mạnh hơn, khi mà một phe mất đi nguồn nhân lực, còn một phe lại có thêm nguồn lực lớn. Với 11 bang miền nam ly khai khỏi chính phủ liên bang miền bắc, nên chỉ còn lại vài nghị sĩ ủng hộ ủng hộ chế độ nô lệ.

{keywords}
 

Năm 1862, Quốc hội Mỹ bãi bỏ các luật lệ về nô lệ bỏ trốn, cấm áp dụng chế độ nô lệ tại lãnh thổ của Mỹ, cho phép Tổng thống Lincoln tuyển các nô lệ đã được tự do vào quân đội. Sau chiến thắng của chính phủ liên bang miền Bắc tại Trận chiến Antietam hồi tháng 9, người đứng đầu Mỹ đưa ra cảnh báo về ý định ban bố Tuyên ngôn giải phóng nô lệ ở tất cả các bang vào ngày đầu của năm mới.

Ngày 1/1/1863, Tổng thống Lincoln chính thức đưa ra Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội liên bang giải phóng toàn bộ nô lệ ở các bang nổi dậy. Có khoảng 3 triệu nô lệ được tuyên bố là được tự do mãi mãi. Bản tuyên ngôn này đã làm biến đổi cuộc nội chiến từ một cuộc chiến chống ly khai sang cuộc chiến vì sự ra đời của tự do. Sự thay đổi này giúp chính phủ liên bang miền Bắc tuyển được 180.000 lính Mỹ gốc Phi và những thủy thủ tự nguyện tham chiến, dẫn tới kết thúc chiến tranh.

Khi Liên minh miền Nam gần bị đánh bại, Tổng thống Lincoln nhận ra rằng Tuyên ngôn giải phóng nô lệ cần có giá trị về mặt hiến pháp khi chiến tranh kết thúc. Do đó, đảng Cộng hòa đã trình Tu chính án thứ 13 lên Quốc hội và tới tháng 4/1864, 2/3 số nghị sĩ ở Thượng viện đã thông qua sửa đổi hiến pháp này. Tuy vậy, tại Hạ viện - nơi có đông đảng viên Dân chủ, sửa đổi này lại không được phê chuẩn. Tới tháng 1/1865, ba tháng trước khi Tướng Robert E.Lee của liên minh miền nam đầu hàng, tu chính án thứ 13 mới được thông qua.

Ngày 2/12/1865, Alabama trở thành bang thứ 27 phê chuẩn Tu chính án 13, đáp ứng điều kiện tất yếu là 3/4 số bang thông qua sửa đổi để nó trở thành luật. Alabama, trước đây là bang thuộc liên minh phương Nam, buộc phải phê chuẩn sửa đổi mới được tái gia nhập liên minh miền Bắc. Tới 18/12/1865, Tu chính án thứ 13 chính thức được phê chuẩn, chế độ nô lệ được bãi bỏ.

Hoài Linh

Điểm danh loạt 'tai ương pháp lý' bủa vây ông Trump

Điểm danh loạt 'tai ương pháp lý' bủa vây ông Trump

Điều tra nhằm vào các khoản trả ngầm và mối quan hệ có thể giữa chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nga đang được truyền thông đưa tin rầm rộ. Nhưng còn rất nhiều "tai ương" pháp luật khác đang đợi ông.

Ngày này năm xưa: Bắt cóc con tin chấn động thế giới

Ngày này năm xưa: Bắt cóc con tin chấn động thế giới

Ngày 17/12/1996, 14 thành viên thuộc một tổ chức nổi dậy vũ trang ở Peru đã đột kích tư dinh của Đại sứ Nhật và bắt giữ 490 quan khách đang dự tiệc làm con tin. 

Quan tham TQ trốn nã lũ lượt về nước đầu thú

Quan tham TQ trốn nã lũ lượt về nước đầu thú

Tưởng Lôi, người thứ 55 trong “Danh sách 100 người bị truy nã đỏ” của Trung Quốc, mới đây đã về nước đầu thú sau 11 năm lẩn trốn.