1. Ngôi làng cổ này có tên là gì?

  • Làng cổ Đường Lâm
    0%
  • Làng cổ Phú Gia
    0%
  • Làng cổ Cự Đà
    0%
  • Làng cổ Đông Ngạc
    0%
Chính xác

Làng Phú Gia nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, xưa là một xã thuộc tổng Phú Gia, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức.

Đây là ngôi làng cổ do người Chăm di cư từ thế kỷ XI tạo nên. Nó có tuổi đời gần 1.000 năm. Hiện tại, ngôi làng vẫn lưu giữ các nét văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm trong những kiến trúc đền, chùa, những câu chuyện lịch sử hay tên gọi của các dòng họ tại địa phương.

2. Ngôi làng cổ này được xây dựng dưới triều đại nào?

  • Nhà Đinh
    0%
  • Nhà Lý
    0%
  • Nhà Trần
    0%
  • Nhà Lê
    0%
Chính xác

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, làng Phú Gia bắt đầu được xây dựng trong triều đại nhà Lý, dưới thời vua Lý Thánh Tông (trị vì từ năm 1054 đến năm 1072).

Giai đoạn này, Đại Việt có các cuộc xung đột vũ trang với nước Chăm Pa. Một số người dân, binh lính Chăm đã di cư đến Thăng Long, sau đó sinh sống một địa điểm gần Hồ Tây và hình thành làng Phú Gia như ngày nay.

3. Ngôi chùa cổ nào tại làng Phú Gia hiện là di tích lịch sử cấp quốc gia?

  • Chùa Bà Già
    0%
  • Chùa Bà Đanh
    0%
  • Chùa Láng
    0%
  • Chùa Phổ Quang
    0%
Chính xác

Chùa Bà Già hay Bà Già Tự cũng tồn tại gần 1.000 năm tương tự làng Phú Gia. Hiện chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có ý nghĩa lịch sử.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa Bà Già có tên cổ theo ngôn ngữ Chăm là Đa Gia Ly, sau đọc thành Bà Già. Đây cũng là tên gọi của làng Phú Gia thời phong kiến. Tuy nhiên, phải đến những năm 1980, các nhà nghiên cứu lịch sử mới biết thêm về mối liên hệ này sau khi tìm hiểu và dịch “Bản xã thần ký” của làng:

“Làng Phú Gia xưa có tên là làng Bà Già, có sông Già La chảy qua. Già La là tên cổ của sông Thiên Phù. Từ thời Bắc thuộc, nơi đây đã có miếu thờ thổ thần”.

4. Vị tướng nhà Trần nào đặc biệt thích đến giao lưu với người Chăm tại làng Phú Gia?

  • Trần Nhật Duật
    0%
  • Trần Khánh Dư
    0%
  • Trần Quang Khải
    0%
  • Phạm Ngũ Lão
    0%
Chính xác

Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật (1255 – 1330) là con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông. Ông cũng là một danh tướng nhà Trần, góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, đặc biệt là trận Hàm Tử.

Ông cũng nổi tiếng vì thích giao lưu, đàm đạo với những người đến từ các vùng đất bên ngoài Đại Việt. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

“Trần Nhật Duật thích giao lưu với người nước ngoài, thường cưỡi voi đến chơi làng Bà Già. Làng có từ thời vua Lý Thánh Tông, sau khi đánh Chiêm Thành. Mỗi lần Trần Nhật Duật đến đây chơi, phải ba, bốn hôm mới chịu về”.

Ngoài ra, Chiêu Văn vương cũng hay tới chùa Tường Phù, nói chuyện với sư người Tống. Người ngoại quốc đến kinh sư biết danh thường kéo đến nhà ông. Nếu là người Tống, ông kéo ghế ngồi gần, chuyện trò suốt buổi. Nếu là người Chăm hay các sắc dân khác, ông đều theo phong tục của họ mà tiếp đãi.

5. Hai dòng họ nào là đặc trưng của đồng bào gốc Chăm ở làng Phú Gia?

  • Họ Hy và họ Công
    0%
  • Họ Công và họ Cấn
    0%
  • Họ Cấn và họ Quan
    0%
  • Họ Quan và họ Hy
    0%
Chính xác

Theo chia sẻ của ông Hy Phú, người thuộc ban quản lý di tích Phú Gia, làng Phú Gia hiện có một số dòng họ lớn là minh chứng cho gốc tích của người Chăm, điển hình là 2 dòng họ Hy và họ Công. Trước kia có họ gốc phiên âm theo tiếng Chăm là họ Ông và họ Bố.