1. Tên gọi đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử của vùng đất Hà Nội là gì?

  • Thăng Long
  • Đông Quan
  • Đại La
  • Long Đỗ
Chính xác

Theo sách Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long, năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly nảy sinh ý định truất ngôi nhà Trần nên muốn dời đô về đất An Tôn, Phủ Thanh Hóa.

Lúc này, vị quan Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can rằng: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời đô đều gặp điềm chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có Núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (sông Hồng ngày nay), núi cao sông sông, đất phẳng lại rộng rãi”.

Ngoài ra, cũng có truyền thuyết kể rằng vào năm 866, Cao Biền đắp thành Đại La, thấy thần nhân xuất hiện, tự xưng là Thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách thời đó thường gọi đất Thăng Long là Long Đỗ.

2. Cái tên này có ý nghĩa là gì?

  • Đầu rồng
  • Mắt rồng
  • Rốn rồng
  • Tim rồng
Chính xác

Long Đỗ hay Long Độ có nghĩa là “rốn rồng”. Đây cũng là tên của vị Thành hoàng đất Thăng Long. Theo quan niệm dân gian, thần núi Long Đỗ bảo hộ cho người dân Thăng Long được an cư lạc nghiệp, tránh khỏi thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh.

3. Người Hà Nội ngày nay thờ thần Long Đỗ ở ngôi đền nào?

  • Đền Bạch Mã
  • Đền Voi Phục
  • Đền Kim Liên
  • Đền Quán Thánh
Chính xác

Đền Bạch Mã hay “Bạch Mã tối linh từ” là một trong Thăng Long Tứ Trấn, trấn giữ phía Đông của kinh thành suốt hàng nghìn năm. Hiện đền Bạch Mã đang nằm tại số 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ IX để thờ thần Long Đỗ. Đến thế kỷ X, khi đưa quân dẹp loạn, vua Đinh Tiên Hoàng đã tới đền Bạch Mã làm lễ xin thần phù hộ cho đất nước. Sau khi chiêu binh ở làng Đặng Xá (Văn Xá, Kim Bảng, Hà Nam), vua đánh đâu thắng đấy, bình định 12 sứ quân, thống nhất thiên hạ.

Trở về làng Đặng Xá, vua nằm mơ thấy vị thần hiện lên báo mộng: “Thần vâng mệnh trời, theo vua đánh giặc. Nay giặc đã yên, vua chưa lễ tạ, như thế là không đúng”. Sau khi tỉnh giấc, vua liền cho xây thêm một ngôi đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã ở Hà Nam, sắc phong Thượng Đẳng Phúc Thần.

Đến thời vua Đồng Khánh triều Nguyễn, triều đình lại ban sắc phong cho thần Long Đỗ là Hàm Quang Thượng Đẳng Thần.

4. Tên gọi Đông Kinh xuất hiện dưới thời đại nào?

  • Nhà Trần
  • Nhà Lê Sơ
  • Nhà Nguyễn
  • Nhà Mạc
Chính xác

Thời Lê Sơ, khi vua Lê Thái Tổ Lê Lợi mới đánh đuổi giặc Minh, vùng đất Hà Nội ngày nay được gọi với tên Đông Kinh.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa Hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), vua từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô tại Đông Kinh. Ngày 15, vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức thành Thăng Long. Vì đất Thanh Hóa có Tây Đô, nên gọi Thăng Long là Đông Kinh”.

5. Hà Nội mang tên gọi Bắc Thành dưới triều đại nào?

  • Nhà Tây Sơn
  • Nhà Nguyễn
  • Nhà Mạc
  • Nhà Lê trung hưng
Chính xác

Đến thời Tây Sơn, Quang Trung Hoàng đế lựa chọn đóng đô tại Phú Xuân (Huế). Lúc này, đất Thăng Long lại nằm ở phía Bắc so với kinh đô, vì vậy được gọi với tên Bắc Thành.