Người đàn ông 40 năm giả gái, sống phận ‘bóng rỗi’
Tết đến, ông lại khoác lên mình bộ quần áo rực rỡ sắc màu, đắm mình trong thân phận "cô bóng" để làm lễ cầu phúc, cầu an cho mọi người.
Một người đàn ông ở Trung Quốc, mặc dù đã có gia đình, vẫn mặc váy và trang điểm theo phong cách cổ điển để đi làm hàng ngày nhằm tuyên truyền cho triết lý “thấu hiểu hoàn cảnh phụ nữ”. Câu chuyện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng xã hội nước này.
Người đàn ông 36 tuổi tên D-Jiang, trước đây làm lập trình viên tại 1 công ty internet lớn ở Trung Quốc, bắt đầu mặc váy đi làm từ hơn 2 năm trước.
Mỗi buổi sáng, anh dành 2 giờ đồng hồ để hoàn thiện việc trang điểm, ăn mặc và chăm sóc mái tóc nhuộm màu hồng, trắng, dài ngang lưng.
D-Jiang nói: “Khi tôi dành thời gian để trang điểm đẹp, mặc một chiếc váy đẹp, tôi cảm thấy như mình đang tận dụng tối đa thời gian”.
Với tư cách là chủ tịch câu lạc bộ anime của công ty, anh cũng khuyến khích các đồng nghiệp làm điều tương tự.
“Cứ mặc nó đi! Hãy cùng nhau làm việc trong bộ trang phục của chúng ta nào!” - anh kêu gọi.
Trước đây, D-Jiang thường mặc váy kiểu Gothic khi tham dự các hội nghị anime, tuy nhiên có một loạt sự kiện thay đổi cuộc đời anh vào năm 2019 đã thôi thúc anh sử dụng nó như trang phục đi làm hàng ngày của mình.
“Năm 2019, tôi đã mất đi một số người thân lớn tuổi và một con mèo yêu quý mà tôi đã nuôi hơn 10 năm. Tôi cảm nhận được sự ngắn ngủi của cuộc sống này và muốn trân trọng nó mỗi ngày”.
Niềm đam mê của D-Jiang với những chiếc váy kiểu Gothic bắt đầu khi cả anh và bạn gái đều mặc loại trang phục này - anh mặc trang phục của phụ nữ, còn bạn gái mặc trang phục nam.
Tuy nhiên, quan điểm của anh đã thay đổi: “Tôi nghĩ, nếu tôi yêu một ai đó thì không nên bắt họ trở thành những gì tôi muốn mà nên để họ trở thành người mà họ muốn.
Nếu tôi thích phong cách Lolita thì tôi nên tự mình mặc nó. Hơn nữa, tôi đã mua rất nhiều váy kiểu đó rồi, tại sao lại không mặc?” - anh chia sẻ với tờ New People.
Bây giờ, cô bạn gái đã trở thành vợ anh và D-Jiang nhận được nhiều lời khuyên trang điểm và sự hỗ trợ từ cô.
Tủ quần áo của anh có hơn 200 bộ váy phong cách Lolita, trị giá tổng cộng hơn 400.000 nhân dân tệ (khoảng 1,3 tỷ đồng). Anh cũng lưu một bảng tính được liệt kê rất tỉ mỉ về giá cả, màu sắc, tên và tần suất mặc của mỗi chiếc váy.
“Tôi tin rằng quần áo không có giới tính. Khi tôi mặc váy không có nghĩa là tôi đang mặc quần áo của phụ nữ. Bản thân chiếc váy chỉ là một chiếc váy mà thôi”.
Sở thích về ăn mặc cũng giúp anh hiểu sâu sắc hơn về những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt trong cuộc sống. “Khi tôi ăn mặc như phụ nữ mỗi ngày, tôi có thể cảm nhận được nhiều bất tiện khác nhau mà phụ nữ phải trải qua” - anh nói.
Câu chuyện của D-Jiang đã thu hút và truyền cảm hứng cho nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc.
Một người chia sẻ: “Trước khi có quần, ai cũng mặc váy. Giới tính của quần áo là một quy ước xã hội, không phải là thứ gì đó bẩm sinh. Điều này có thể thay đổi được”.
Một người khác nhận định: “Theo đuổi cái đẹp không nên hạn chế giới tính”.
“Vợ anh ấy thật tuyệt vời. Đó là tình yêu, sự tôn trọng và chấp nhận thực tế”.
Tết đến, ông lại khoác lên mình bộ quần áo rực rỡ sắc màu, đắm mình trong thân phận "cô bóng" để làm lễ cầu phúc, cầu an cho mọi người.
Ngày 29/9, đồn cảnh sát thị trấn Triều Bì thuộc cục Công An huyện Trấn Bình, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc phá thành công một vụ án lừa đảo hôn nhân.
Bộ ảnh nam sinh Nghệ An mặc yếm chụp sen mới đây vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.