- Người Việt thường đưa “phong bì” khi đến thăm hỏi người ốm hoặc đến mừng tân gia, thay vào đó người Mỹ thường tặng hoa hoặc những món quà nhỏ.

Dưới đây là một số điều khác biệt thú vị trong văn hoá thăm hỏi, đến chơi nhà nhau của người Việt và người Mỹ qua trải nghiệm và quan sát của tác giả:

Đi thăm người ốm

Người Việt đi thăm người ốm, nằm viện thường mua hoa quả, đường sữa kèm với chiếc “phong bì” với tấm lòng muốn hỗ trợ chút ít về tài chính cho gia đình người bệnh. 

Vì vậy bạn bè, đồng nghiệp nếu bận việc không thể thu xếp thời gian đến tận nơi sẽ thường gửi phong bì cho người khác đến hỏi thăm.

{keywords}
Người Mỹ quan niệm rằng, bệnh viện là nơi tẻ nhạt nên họ thường tặng người bệnh những món quà giúp người bệnh thư giãn hơn như hoa, sách, báo.

Người Mỹ đi thăm người ốm nằm viện thường mang theo hoa hoặc nhưng món quà nhỏ như tạp chí, đĩa phim, đĩa nghe nhạc hoặc sách. Nếu tặng hoa, thường họ sẽ hỏi trước xem bệnh viện chỗ người ốm nằm có cho phép cắm hoa trong phòng hay không.

Họ quan niệm rằng, bệnh viện là nơi buồn tẻ, không thể thoải mái như ở nhà. Vì vậy họ cố gắng đem đến những món quà giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn.

Đến chơi nhà nhau

Khi mời bạn bè, người thân đến nhà chơi hoặc dùng bữa, chủ nhà người Việt thường chuẩn bị sẵn tất cả đồ ăn, thức uống để mời khách. Khách đến dùng bữa thường không phải mang theo gì cả, nếu thân thiết thì khách có thể đến sớm để phụ giúp gia chủ nấu nướng, bày biện.

Người Việt muốn mang theo con nhỏ đến chơi nhà người khác thường không cần hỏi ý kiến gia chủ. Nếu thân thiết, khi đến chơi nhà nhau người Việt có thể tự do đi lại quanh nhà thăm thú.

{keywords}
Đừng đi tay không khi được mời đến dùng bữa ở nhà người Mỹ.

Người Mỹ thì khác. Sẽ là bất lịch sự nếu bạn được mời đến dùng bữa tại nhà người khác mà lại đi tay không. Thông thường khi đến ăn uống tại nhà người khác, khách sẽ mang theo đồ uống, thường là một chai rượu hoặc đồ ăn, đồ tráng miệng đến góp cỗ.

Khi được mời, khách thường hỏi gia chủ xem muốn họ mang theo thứ gì. Nếu gia chủ nói “không cần” thì lịch sự nhất bạn vẫn nên mang theo một món quà nhỏ, có thể là một lọ mật ong, ít hoa quả tươi hoặc dụng cụ làm bếp như dao cắt pho mát hoặc một chiếc muỗng bằng gỗ nhỏ xinh.

Khi khách đến, gia chủ thường sẽ chỉ cho khách phòng tắm/nhà vệ sinh nơi họ có thể rửa tay ở đâu để khách tiện dùng khi cần. Khách sẽ không tự tiện đi thăm phòng ngủ hay tự ý mở tủ lạnh khi chưa xin phép gia chủ.

{keywords}
Là một vị khách lịch sự, bạn không nên hỏi mật khẩu wifi của gia chủ người Mỹ.

Gia chủ người Mỹ sẽ cảm thấy hài lòng nếu bạn nhắn tin xin phép họ trước khi mang theo con nhỏ hoặc thú cưng đến chơi nhà. Đặc biệt, khi được mời đến nhà người khác, bạn tránh rủ thêm bạn bè, người thân đến cùng khi chưa hỏi ý kiến của gia chủ.

Khi ăn, nếu bạn muốn dùng thêm thứ gì đó, hãy hỏi gia chủ chứ không nên tự ý lấy thêm, trừ khi đó là tiệc đứng tự chọn món. Và khi đã hỏi lấy thêm đồ ăn, sẽ là bất lịch sự nếu bạn để thừa.

Qua đêm ở nhà người khác

Người Việt thường nhường giường ngủ của mình cho cha mẹ hoặc người thân, bạn bè đến chơi nhà và ngủ lại qua đêm ở nhà họ.

Người Mỹ thì không vậy, gia chủ thường ngủ trên chiếc giường quen thuộc của họ. Nếu nhà không có đủ phòng cho khách, thì khách sẽ ngủ ở ghế sofa, kể cả cha mẹ của gia chủ cũng vậy.

{keywords}
Gia chủ ngủ trên giường, khách ngủ ở sofa là chuyện bình thường ở Mỹ.

Tình cờ gặp nhau ở cửa nhà

Với người Việt, sẽ là bất lịch sự nếu tình cờ gặp người thân, bạn bè ở ngay trước cửa nhà mình mà không mời họ vào nhà chơi. 

Nếu bạn và một người bạn đang đi với nhau, tình cờ ghé qua nhà lấy gì đó thì người bạn đó cũng có thể cùng bạn vào nhà mà không cần báo trước với bố mẹ bạn.

Người Mỹ sẽ cảm thấy không thoải mái với những cuộc đến chơi nhà bất ngờ, không báo trước. Chuyện bạn bè đứng trò chuyện trước cửa nhà là bình thường nếu tình cờ gặp nhau, không hẹn trước.

Nếu đang cùng đi với một người bạn và họ ghé qua nhà để lấy thứ gì đó, lịch sự nhất là bạn ở bên ngoài đợi họ chứ không nên đi theo vào nhà, trừ khi họ có lời mời.

Tình yêu khó tin của chàng trai phố cổ và cô gái bán hàng rong

Tình yêu khó tin của chàng trai phố cổ và cô gái bán hàng rong

Ngày đầu về ra ra mắt, ông Hùng được bố mẹ vợ tương lai mời một bữa cơm rau muống, mấy quả cà và bát tương.

Hồng Kông thiếu nam giới trầm trọng, nữ giới lười kết hôn

Hồng Kông thiếu nam giới trầm trọng, nữ giới lười kết hôn

Phụ nữ Hồng Kông coi trọng sự nghiệp, quá bận rộn với công việc nên họ không có thời gian yêu. Cùng với đó, tình trạng khan hiếm đàn ông khiến tỷ lệ kết hôn ở xứ Cảng thơm ngày càng giảm.

Kim Minh (Kentucky, Hoa Kỳ)