1. Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học của nhà văn Bùi Đức Ái viết năm 1958. Tên của tác phẩm văn học đó là gì?
-
Biển động
0%
- Chị Tư Hậu
0%- Một chuyện chép ở bệnh viện
0%Chính xácĐó là tác phẩm "Một chuyện chép ở bệnh viện". Nhân vật chính trong tác phẩm là chị Tư Hậu - người phụ nữ rất Việt Nam, vốn sống bình yên, hạnh phúc ở một làng quê ven biển Nam bộ.
Tuy nhiên, kẻ thù tàn bạo đã cướp bóp, chà đạp cuộc sống bình yên ấy. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh… Chị Tư Hậu đã kề vai sát cánh cùng những đồng chí, đồng đội vượt qua mọi hiểm nguy đánh đuổi kẻ thù, gìn giữ sự thanh bình cho một làng quê.
2. Nhân vật "chị Tư Hậu" là có thật hay hư cấu?
-
Có thật
0%
- Hư cấu
0%Chính xácTheo lời kể của nhà văn Bùi Đức Ái, vào mùa hè năm 1957, khi mới 22 tuổi, ông là biên tập và phóng viên Phòng Văn hóa Đài Tiếng nói Việt Nam, đi Nam Định để viết phóng sự về nhà máy dệt.
Ông kể lại: "Khi việc thâm nhập và lấy tài liệu đã xong, tôi về nhà khách nghỉ, để ngày mai trở về Hà Nội, tình cờ tôi gặp chị Nguyễn Thị Huỳnh - nguyên mẫu có thật của nhân vật “chị Tư Hậu” sau này.
Vào mùa đông năm 1957, với cốt truyện mà chị Huỳnh đã kể, tôi đem viết truyện dài, theo lối tự sự, tức là cho nhân vật chính là chị Tư Hậu kể lại đời mình.
Do có sự xúc động đặc biệt đối với chuyện đời của chị, nên tôi đã dành trọn tình cảm và năng lực thể hiện, tập trung viết ngày đêm và đã hoàn thành tập truyện trong vòng nửa tháng.
Vì lẽ bấy giờ câu chuyện đã được tôi sắp đặt, chị Tư Hậu kể trong một bệnh viện vào những ngày chị chờ đợi lên bàn mổ để giải quyết một căn bệnh, do hậu quả chín năm kháng chiến gian khổ để lại. Cuộc giải phẫu rất có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng.
Như vậy, câu chuyện do chị Tư Hậu kể được đặt trong một tình huống gay cấn. Nhưng sau cùng cuộc giải phẫu đã thành công. Cái tên Một chuyện chép ở bệnh viện được tôi đặt cho quyển truyện là vì lẽ ấy".
3. Được sản xuất năm 1962 do đạo diễn Phạm Kỳ Nam chỉ đạo, "Chị Tư Hậu" trở thành tác phẩm điện ảnh kinh điển in sâu vào tiềm thức vào nhiều thế hệ người xem. Hình ảnh người phụ nữ có đôi mắt đen thăm thẳm chất chứa bao nỗi niềm đã in đậm vào ký ức của nhiều người. Nữ diễn viên chính đóng vai chị Tư Hậu là ai?
-
Trà Giang
0%
- Thúy An
0%- Như Quỳnh
0%Chính xácNSND Trà Giang vào vai chính chị Tư Hậu khi mới 20 tuổi. Đây là vai diễn thứ hai của bà sau vai chị Kiên trong phim "Một ngày đầu thu" (Đạo diễn Huy Vân, Hải Ninh) năm 1962.
Phim "Chị Tư Hậu" ngoài giải Bông Sen Vàng trong nước đã nhận được Huy chương Bạc tại LHP Quốc tế Matxcơva (1963). Bản thân NSND Trà Giang được tuyên dương về diễn xuất.
4. Nhà văn Bùi Đức Ái còn có bút danh là gì?
-
Anh Đức
0%
- Trần Đăng
0%- Nguyễn Trương Thiên Lí
0%Chính xácNhà văn Bùi Đức Ái (1935-2014) có bút danh là Anh Đức. Ông từng đoạt Giải nhất truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ (1958), Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu (truyện, 1965) và được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học vào năm 2000 do những đóng góp cho văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông là Biển động (1952), tập truyện ngắn; Lão anh hùng dưới hầm bí mật (1956), truyện ký; Một chuyện chép ở bệnh viện (1958), tiểu thuyết, được lấy làm kịch bản cho phim truyện Chị Tư Hậu; Biển xa (1960), tập truyện ngắn; Bức thư Cà Mau (1965), tập truyện, bút ký; Hòn Đất (1966), tiểu thuyết, được lấy làm kịch bản cho phim truyện Hòn Đất (1983); Giấc mơ ông lão vườn chim (1970), tập truyện ngắn; Đứa con của đất (1976), tiểu thuyết; Miền sóng vỗ (1985), tập truyện ngắn.
5. Ngoài "Một chuyện chép ở bệnh viện", một tác phẩm khác của nhà văn Bùi Đức Ái cũng được lấy làm kịch bản cho bộ phim rất nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam. Đó là tác phẩm nào?
-
Vợ chồng A Phủ
0%
- Hòn Đất
0%- Mẹ vắng nhà
0%Chính xácHòn Đất là một tiểu thuyết của nhà văn Bùi Đức Ái, khi đó lấy bút danh là Anh Đức. Cuốn tiểu thuyết này viết về cuộc chiến đấu của dân và quân huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), Việt Nam, chống lại quân đội Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt của cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Nhà văn Anh Đức đã viết cuốn tiểu thuyết này trong hai năm 1964 và 1965. Một năm sau, tiểu thuyết Hòn Đất được Nhà xuất bản Văn học xuất bản lần đầu và đã được trao tặng giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu.
Năm 1983, đạo diễn Hồng Sến thực hiện tác phẩm điện ảnh Hòn Đất, chuyển thể từ tiểu thuyết này.
- Hòn Đất
- Trần Đăng
- Thúy An
- Hư cấu
- Chị Tư Hậu