Do đang vào vụ, lại khó xuất khẩu, giá mít Thái hiện giảm sâu còn 4.000-9.000 đồng/kg, thậm chí có loại xuống mức 2.000 đồng/kg.
Số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/8 cho thấy: Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD).
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,7 tỷ USD. Đây cũng là thị trường mà Việt Nam luôn đạt xuất siêu lớn. Nếu 8 tháng năm nay, hàng hóa của Hoa Kỳ xuất khẩu vào Việt Nam chỉ đạt giá trị 10 tỷ USD thì hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ đạt tới 77,7 tỷ USD, cao gấp hơn 7 lần.
Ngoài Hoa Kỳ, Việt Nam cũng xuất siêu sang EU ước đạt 21,6 tỷ USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 82,1 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là 34,3 tỷ USD. Như vậy, trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 47,8 tỷ USD, tăng 21,9%. Hàng hóa nhập chủ yếu là tư liệu sản xuất, trang thiết bị máy móc.
Như vậy, số liệu nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng gần bằng con số nhập siêu cả năm 2021 từ thị trường này. Năm 2021, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc gần 54 tỷ USD. Năm 2020 nhập siêu 35,2 tỷ USD. Năm 2019, nhập siêu thị Trung Quốc 34 tỷ USD.
Nhập siêu từ Hàn Quốc 27,4 tỷ USD, tăng 30,3%; nhập siêu từ ASEAN 9 tỷ USD, giảm 3,3%; nhập siêu từ Nhật Bản 320 triệu USD, giảm 74,7%.