Theo trang Glassdoor, 20% nhân viên viên từng có sự nghiệp điêu đứng vì sếp. Thường là do họ có những lãnh đạo bất tài.
Brian Kropp – giám đốc quản lý CEB từng nói rằng: “Một nhân viên có quản lý kém cỏi làm việc kém hơn 20% so với một nhân viên có quản lý giỏi”. Dưới đây là một số kiểu lãnh đạo được đánh giá là tệ nhất với nhân viên.
Nói hay, làm dở
Kiểu sếp này chỉ hay mạnh mồm nhưng chẳng làm gì cả. Ý kiến của họ rất hay nhưng họ lại chẳng chịu thể hiện tài năng và kinh nghiệm của mình. Có thể bởi vì họ sợ phải đưa ra quyết định.
Làm việc với kiểu ông chủ này, bạn phải là người lập kế hoạch và đứng ra chịu trách nhiệm. Chắc chắn sếp và đồng nghiệp sẽ ghi nhận những nỗ lực của bạn.
Giành công người khác
Kiểu sếp này không chỉ ăn cắp ý tưởng của mọi người để lập công, mà còn cố tình hạ thấp người khác.
Ức hiếp nhân viên
Điều duy nhất tệ hơn việc một đứa trẻ ăn cắp tiền ăn trưa của bạn là khi phải làm việc với một kẻ chuyên bắt nạt. Bắt nạt trong công sở thì tệ hơn nhiều so với ở trường học, bởi vì “kỹ năng” của họ đã thành thạo hơn sau nhiều năm.
Không giống như những kẻ côn đồ chuyên dùng bạo lực để đe dọa người khác, những ông chủ với kỹ năng xã hội đầy đủ luôn biết họ có thể bắt nạt ai và cần làm gì để “đè đầu cưỡi cổ” người khác. Họ không quan tâm sẽ chà đạp lên những ai để tiến về phía trước.
Kiểm soát nhân viên
Các quản lý cấp thấp hay mắc tật thích kiểm soát nhân viên, đến mức họ luôn muốn bạn “cc” họ mỗi khi gửi mail. “Họ luôn muốn kiểm soát mọi thứ và muốn mọi thứ phải hoàn hảo” – ông Seth Spain, trợ lý giáo sư chuyên ngành quản lý ở ĐH Binghaton, ĐH Bang New York nói.
Trớ trêu thay họ từng là những nhân viên giỏi mới có thể lên cấp quản lý.
Ở vai trò quản lý, họ không còn làm công việc mà họ từng làm tốt nữa, nhưng họ luôn nghĩ rằng mình vẫn là người hiểu rõ nhất, mặc dù đôi khi những kỹ năng của họ cũng đã mai một rồi.
“Có thể họ lo lắng hay cảm thấy bất an về vị trí của mình, hoặc cũng có thể do họ nhớ công việc trước kia” – ông Spain phân tích.
Nghiện công việc
Thật tệ khi phải làm việc với những lãnh đạo chưa hề nghe nói đến cụm từ “cân bằng cuộc sống – công việc”.
Công ty phần mềm nhân sự BambooHR cho biết, 39% nhân viên đang phải làm việc hơn 40 tiếng/ tuần, và chúng ta đang phải làm nhiều việc hơn những năm 70 trung bình 11 giờ/ tuần.
Các sếp nghiện công việc là những người gửi email cho bạn lúc 10 giờ tối Chủ nhật và muốn bạn trả lời lại ngay lập tức, hay những người vừa gửi mail xong sẽ ngay lập tức nhắn tin để xem bạn đã kiểm tra mail chưa.
- Nguyễn Thảo (Theo Time, Business Insider)