Bộ Khoa học và Công nghệ vừa giới thiệu dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/1/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu với nhiều điểm mới.

Thời gian xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu:

Điểm lấy ý kiến thay đổi đáng chú ý đầu tiên là Giải thưởng Tạ Quang Bửu sẽ được tổ chức định kỳ ba năm một lần, thay vì là sự kiện được tổ chức hằng năm như trước đây.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ việc tổ chức giải thưởng hằng năm khó đảm bảo chất lượng, uy tín cho giải thưởng. Bởi mỗi năm Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia nhận được trung bình khoảng 40 hồ sơ tham dự giải thưởng, các Hội đồng khoa học của NAFOSTED đề cử cho Hội đồng Giải thưởng dưới 10 ứng viên mỗi năm. Thậm chí, năm 2021 không có nhà khoa học nào được trao giải thưởng.

Cũng theo dự thảo, Giải thưởng Tạ Quang Bửu tới đây sẽ được xem xét trong phạm vi nghiên cứu cơ bản ở 2 nhóm lĩnh vực:

- Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học y, dược và Khoa học nông nghiệp.

- Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn.

Như vậy, so với quy chế trước đây của giải thưởng này, dự thảo đã đề xuất mở rộng lĩnh vực xét giải thưởng, bổ sung lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn, thay vì giới hạn chỉ trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật như hiện tại.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất sửa cơ cấu giải thưởng. Cụ thể, tối đa 3 Giải thưởng chính đối với mỗi nhóm lĩnh vực (trước đây chỉ từ 1 đến 3 Giải thưởng); tối đa 2 Giải thưởng (trước đây là 1) dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) đối với mỗi nhóm lĩnh vực.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, việc thay đổi cơ cấu giải thưởng theo hướng tăng giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ nhằm khuyến khích các nhà khoa học trẻ say mê nghiên cứu cơ bản.

Dự kiến tiền thưởng cho nhà khoa học đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu:

- Giải thưởng chính nhận số tiền thưởng tương đương 100 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng Giải thưởng.

- Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ nhận số tiền thưởng tương đương 30 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng Giải thưởng. 

Về tiêu chuẩn đối với nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng, dự kiến sửa đổi như sau:

Chưa được trao tặng Giải thưởng chính Giải thưởng Tạ Quang Bửu trước đó;

Được tổ chức, cá nhân đề cử và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng theo quy định; 

Có kết quả nghiên cứu cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau: được thực hiện tại Việt Nam;  đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín không quá 10 năm, tính từ thời điểm bài báo được tạp chí khoa học công bố online đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng; được đăng ký lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước; không vi phạm quy định.

Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến góp ý cho dự thảo này đến hết ngày 15/10/2022, thông qua Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia tại địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội và qua email: nman@most.gov.vn . 

Vì sao không nhà khoa học nào đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021?

Vì sao không nhà khoa học nào đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021?

Từ năm 2013, Giải thưởng Tạ Quang Bửu được trao cho các nhà khoa học Việt Nam có công trình xuất sắc vào dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Tuy nhiên năm nay, không có ai được nhận giải thưởng này.

Hai nhà khoa học nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

Hai nhà khoa học nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022

GS.TSKH Ngô Việt Trung và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu là hai nhà khoa học được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 do có các công trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc.
Chia sẻ xúc động của vị Giáo sư Toán giành giải thưởng Tạ Quang Bửu

Chia sẻ xúc động của vị Giáo sư Toán giành giải thưởng Tạ Quang Bửu

GS.TSKH Ngô Việt Trung (Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã xúc động khi chia sẻ về những kỷ niệm, sự giúp đỡ mà mình nhận được từ cố GS Tạ Quang Bửu.