Những trường hợp được tăng lương, trợ cấp từ năm 2022
Nghị định 108 vừa được Chính phủ ban hành quyết định tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 1/1/2022.
Theo đó, có 3 nhóm đối tượng áp dụng. Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Cụ thể gồm có: cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo; cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm) làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; công chức ở xã, phường, thị trấn.
Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
Thứ ba, những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều kiện, tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có 3 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 quy định tại Nghị định số 204/2004 của Chính phủ và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có 2 năm (đủ 24 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ.
Các trường hợp này được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
Thông tư này không áp dụng đối với chuyên gia cao cấp; cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
Thu Hằng
Nghị định 108 vừa được Chính phủ ban hành quyết định tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 1/1/2022.
Với việc tiếp tục lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, lương của cán bộ, công chức vẫn tính theo công thức cũ: Ngạch bậc nhân với mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng.
Có hiện tượng tổ chức, cá nhân nhiều thành tích nhưng cuối cùng ngồi tù, bị khởi tố, kỷ luật, bị phá sản, thậm chí có người vừa được khen xong cũng bị kỷ luật.
Sửa luật, rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và đa dạng hóa hình thức tham gia để giữ chân người lao động, tránh tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.