- ĐB Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội tranh luận với giải trình của Bộ trưởng Y tế hôm qua. Ông đồng tình với ý kiến của ĐB Nguyễn Lân Hiếu và cho rằng: “Nói như Bộ trưởng thì cơ bản dịch bệnh là do thời tiết”.

“Tôi cho rằng việc quản lý không khoanh vùng kịp thời, không công bố kịp thời để đến dịch tràn lan chết người rồi mới làm thì không kịp”, ĐB Nhưỡng nói.

{keywords}
ĐB Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Minh Đạt

Có nên để mất tiền như vụ VN Pharma?

Ông cũng tranh luận lại những vấn đề liên quan đến BHXH, chỗ giữ tiền, ĐB Nguyễn Lân Hiếu có nói nhiều vấn đề, đầu vào như thế nào, công tác cán bộ ra làm sao là 2 vấn đề rất quan trọng.

“Việc giữ tiền hoàn toàn chính đáng và bảo về quyền lợi của dân chứ không thể chi tràn lan. Chi tiền đó đấu thầu lần thứ nhất đã giảm hơn 500 tỷ. Vậy chúng ta để mất tiền đấu thầu thuốc hay để xảy ra những vụ như VN Phama thì có nên chi tiền BHXH mà người dân đóng được không?”, ĐB Nhưỡng đặt câu hỏi.

Ông cũng đề cập: “Tôi đi khảo sát nhiều bệnh viện, thấy giường kê hết bên ngoài, nhiều thanh niên khỏe mạnh vẫn nằm trên giường. Ở các bệnh viện xảy ra tình trạng nhốn nháo, bác sĩ không còn tâm trí nào khám chữa bệnh do bảo vệ ít và rất dễ bị người nhà bệnh nhân cũng như những kẻ khác đến hành hung”.

Từ đó, ông cho rằng nếu tiếp tục quản lý như thế này thì không thể nào nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Người dân và bác sĩ rất lo lắng trước tình trạng hung đồ của một số kẻ vào nơi lẽ ra phải được miễn nhiễm.

“Tôi trao đổi lại vấn đề này để xem xét lại công tác quản lý của ngành y tế”, ĐB Nhưỡng nói.

Trước đó, ĐB Nguyễn Lân Hiếu, Phó giám đốc BV Đại học Y Hà Nội đóng góp góc nhìn khác về khám chữa bệnh cho bệnh nhân sử dụng BHYT.

Theo ông, không thể phủ nhận sự cố gắng của Bộ Y tế trong giải quyết vướng mắc phát sinh. Tuy nhiên, còn những bất cập tồn tại do cách hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Có thể hiểu ngành y tế có 3 công đoạn, đầu vào chính là thuốc, vật tư thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh, đầu ra là kết quả khám chữa bệnh mà thước đo là sự hài lòng của người bệnh, còn khâu giữa là nhân viên y tế.

Muốn hệ thống hoạt động trơn tru, không gây lãng phí, trục lợi BHYT thì đầu vào tưởng là khâu khó nhưng hoá dễ, tưởng dễ mà khó. Dễ vì chúng ta chỉ việc áp dụng tổ chức đấu thầu tập trung, áp giá thuốc thiết bị chỉ bằng hoặc thấp hơn các nước GDP tương tự VN trong khu vực. Nhưng khó việc này sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận đang có quyền quyết định mức giá.

Lo bị hành hung thì không 'từ mẫu' nào yên tâm

Theo ĐB Hiếu, chỉ cần cải tổ đầu vào, xã hội VN sẽ tiếp cận được số tiền này vì hiện nay đại đa số quỹ bảo hiểm dùng để chi trả cho thuốc và vật tư tiêu hao ngành y tế. Phải xem xét lại quy trình chữa bệnh, cấp phát thuốc bệnh nhân có sử dụng thẻ BHYT, tránh các bất cập làm mất công sức người bệnh, cùng các bệnh viện và lãng phí quỹ BHYT.

Khâu giữa, theo ông, khó nhất liên quan trực tiếp người tạo ra sản phẩm đầu ra. Để cải thiện phải thực hiện 2 hướng là nâng cao chất lượng y tế, tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn, an toàn hơn và thu nhập cho nhân viên yên tâm làm việc.

“Điều này giúp tránh vừa làm vừa lo thiếu phương tiện thuốc men, vừa lo tháng này có bị chậm trả lương không, vừa lo gia đình bệnh nhân, người nhà hành hung thì không có vị 'từ mẫu' nào yên tâm làm việc được”, ông Hiếu chỉ ra.

Tranh luận lại với ĐB Nhưỡng và ĐB Hiếu, ĐB Phạm Như Hiệp, Giám đốc bệnh viện TƯ Huế cho rằng đoạn giữa là kiểm soát như thế nào hiện nay làm rất tốt qua việc tuân thủ nguyên tắc việc sử dụng trang thiết bị, thuốc cho bệnh nhân bảo đảm hiệu quả rất lớn cho bệnh nhân và lợi cho việc khám chữa bệnh.

Ông kể thực tế được Tổng giám đốc BHXH Việt Nam mời đi thăm trung tâm giám định, trung tâm công nghệ thông tin... "Những nơi này của BHXH Việt Nam rất tốt, làm rất tốt, khoa học, kiểm soát mức sử dụng thuốc, vật tư, y tế, các nguyên tắc áp dụng làm thế nào để kiểm soát việc chi trả và xử lý thuốc tại các bệnh viện, phục vụ công tác kiểm tra giám sát và hạn chế mức chi trả, chống lạm dụng trục lợi và lãng phí quỹ".

Về ý kiến của ĐB Nhưỡng nêu tình trạng toàn trai tráng khoẻ mạnh nằm trên giường bệnh, ông Hiệp dẫn chứng từ thực tế nghề bác sĩ của mình: "Tôi biết không ai thích nằm trong bệnh viện hết".

Điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân cầm dao rượt, đấm rách mặt

Điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân cầm dao rượt, đấm rách mặt

Các bác sĩ làm thủ tục chuyển khoa thì con trai của bệnh nhân bất ngờ cầm dao, rượt đánh, đấm vào mặt một điều dưỡng khiến anh này phải cấp cứu.

Bộ trưởng Kim Tiến: Ngành y tế đang đơn độc

Bộ trưởng Kim Tiến: Ngành y tế đang đơn độc

Chúng tôi thấy ngành y tế gần như đơn độc trong đấu tranh với nạn bạo hành nhân viên y tế, Bộ trưởng Kim Tiến chia sẻ.

Bộ trưởng Y tế: Nguy cơ vỡ quỹ BHYT sau 2019

Bộ trưởng Y tế: Nguy cơ vỡ quỹ BHYT sau 2019

Bộ trưởng Kim Tiến cho biết, quỹ BHYT vẫn đang kết dư 47.000 tỷ nhưng nguy cơ đến năm 2019 sẽ sử dụng hết.

Tấn công bác sĩ phản ứng chậm, động chạm Bộ trưởng thì phản ứng nhanh

Tấn công bác sĩ phản ứng chậm, động chạm Bộ trưởng thì phản ứng nhanh

“Bao cuộc tấn công bác sĩ, ngành phản ứng chậm chạp. Chỉ 1 lời góp ý của bác sĩ, ngành phản ứng nhanh nhạy khi thấy động chạm uy tín Bộ trưởng”.

Bác sĩ bị đánh trọng thương ngay trước phòng cấp cứu

Bác sĩ bị đánh trọng thương ngay trước phòng cấp cứu

Thấy nhóm bạn của nạn nhân đánh người, bác sĩ phó khoa cấp cứu đến can ngăn cũng bị đánh trọng thương.

Bác sĩ kể phút bị côn đồ bắt quỳ

Bác sĩ kể phút bị côn đồ bắt quỳ

Ngay khi vừa dừng xe tại cổng BV, bác sĩ Vinh liền bị 2 đối tượng xăm trổ xông vào đánh tới tấp, rồi kéo vào BV yêu cầu quỳ xin lỗi, nếu không sẽ giết cả nhà.

Thu Hằng - Hồng Nhì