Nhìn thấy, nghe thấy những thảm kịch như kiểu hàng loạt vụ tấn công tại Thủ đô Paris sẽ khiến người ta khó có thể vượt qua nỗi sợ hãi.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Cami Huysman, nhà tư vấn sức khỏe tâm thần cho rằng, điều quan trọng là là không được sợ hãi, hãy đề cập thẳng, nói thẳng, nhất là khi con trẻ hỏi. Hãy sẵn sàng những câu trả lời, và thành thực với nói, nhưng tránh cung cấp các chi tiết không cần thiết.

Huysman cũng khuyến cáo việc cần trấn an con trẻ, rằng chúng được an toàn. Chuyên gia này cũng đề nghị hạn chế tiếp xúc truyền thông, mạng xã hội.

“Nó có thể dẫn đến sự lo lắng cực điểm, và đó là lý do bạn cần hạn chế điều đó, nhất là với thanh thiếu niên, đó là những gì bạn cần làm. Các em có điện thoại, có Internet và muốn tìm kiếm thêm thông tin, câu trả lời. Sẽ là lý tưởng nếu cha mẹ có thể hạn chế một số nguồn tin ấy".

Theo các chuyên gia trị liệu, những hình ảnh về vụ tấn công ở Paris có tác động lớn tới sức khỏe tâm thần, nhất là với trẻ em khi từ truyền hình tới Internet, mọi thông tin về thảm kịch xuất hiện khắp nơi.

"Nếu chúng ta không xử lý đúng hướng, nó sẽ luôn ám ảnh", Tiến sĩ Julie Strentzch, nhà tư vấn nói. Khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu các thông tin hậu thảm kịch ở Paris, thì mọi hình ảnh, video và các thông tin sẽ khiến các bậc cha mẹ gặp khó lúc trả lời con trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải hình dung ra họ cảm nhận thế nào về vụ việc này", Strentzch cho biết.

Julie Strentzch là nhà tư vấn thuộc Trung tâm Tư vấn thanh niên Pháp Roy Maas. Theo bà, trẻ em có thể liên tưởng ngay thảm kịch này nếu các em không may bị thương trong hoàn cảnh nào đó. Có những em có thể bày tỏ cảm xúc qua cách trò chuyện, hay vẽ tranh. Nhưng nếu có em không làm điều này, thì sẽ chìm vào nỗi sợ hãi, lo lắng, hay thay đổi hành vi.

"Nếu cha mẹ gặp khó khăn khi trao đổi với con về thảm kịch Paris, hãy đừng ngại ngần tìm kiếm sự giúp đỡ", và Julie Strentzch nhấn mạnh, các chuyên gia trị liệu, tâm lý luôn sẵn sàng giúp đỡ tại Trung tâm Roy Maas.

Thái An (Theo foxsanantonio)