Bất chấp động đất làm rung chuyển căn nhà, nữ Thủ tướng Iceland đã tìm được cách trấn tĩnh sau vài giây bất ngờ để tiếp tục hoàn thành cuộc phỏng vấn ghi hình trực tuyến với báo Mỹ.
Theo BBC, Thủ tướng Iceland - bà Katrin Jakobsdottir nói, bà nghỉ làm trong ngày nghỉ của phụ nữ và mong đợi những phụ nữ khác trong nội các của bà cũng làm như vậy.
Nhà lãnh đạo này cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa đạt được mục tiêu bình đẳng giới hoàn toàn và vẫn đang giải quyết vấn đề chênh lệch tiền lương do giới tính. Đó là điều không thể chấp nhận được vào năm 2023. Iceland vẫn đang giải quyết vấn đề bạo lực giới tính, vốn là ưu tiên hàng đầu mà chính phủ của tôi phải giải quyết".
Các nhà tổ chức kêu gọi phụ nữ từ chối làm các công việc được trả lương lẫn không được trả lương (gồm cả những người làm việc nhà) trong cuộc đình công kéo dài một ngày.
Các trường học và hệ thống y tế, nơi phụ nữ chiếm đa số lực lượng lao động, cho biết, họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì cuộc đình công. Đài phát thanh truyền hình quốc gia của Iceland cho biết, sẽ giảm các chương trình phát trong ngày.
Cuộc đình công hôm nay được coi là lớn nhất kể từ khi sự kiện đầu tiên như vậy diễn ra ở Iceland vào ngày 24/10/1975, khi đó 90% phụ nữ từ chối làm việc, dọn dẹp hoặc chăm sóc trẻ em để bày tỏ sự tức giận trước sự phân biệt đối xử ở nơi làm việc. Năm sau đó, Iceland đã thông qua luật đảm bảo quyền bình đẳng không phân biệt giới tính.
Iceland đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng là quốc gia bình đẳng giới nhất thế giới trong 14 năm liên tiếp. Tuy vậy, mức độ bình đẳng của Iceland không phải là tuyệt đối, theo thang điểm của WEF, Iceland đạt 91,2%.