Trước đó, trong hội nghị nhà phát triển đầu tiên vào tháng 11, OpenAI đã giới thiệu cửa hàng và AI tùy chỉnh, dự kiến ra mắt vào cuối tháng.

OpenAI gọi các ứng dụng AI tuỳ chỉnh này là “GPT”. Công ty cho biết đây là phiên bản đầu tiên của trợ lý AI thực hiện các tác vụ trong thế giới thực, chẳng hạn như thay người dùng đặt vé máy bay, đóng vai trò gia sư dạy toán hay thiết kế giấy dán sticker.

zyrcc6w3zvor7i3mrxs63heqty-1.jpg
Lùm xùm xoay quanh CEO Sam Altman là nguyên nhân khiến OpenAI chưa thể ra mắt cửa hàng ứng dụng.

Trong khi đó, GPT Store, cửa hàng ứng dụng là nơi để mọi người có thể chia sẻ GPT và kiếm tiền dựa trên số lượng người sử dụng.

Đây là nỗ lực mới nhất của OpenAI sau những thất bại với việc xây dựng hệ sinh thái plugin ChatGPT vào đầu năm nay.

Reuters cho hay, công ty AI đang tiếp tục "cải tiến" GPT dựa trên phản hồi của khách hàng.

Sự chậm trễ được cho một phần nguyên nhân do “5 ngày hỗn loạn” vừa diễn ra tại startup AI, chỉ việc CEO Sam Altman bất ngờ bị sa thải, dẫn đến làn sóng đe doạ nghỉ việc của hàng trăm nhân viên khiến hội đồng quản trị phải khôi phục lại chức vụ cho nhà đồng sáng lập OpenAI.

Cơ cấu hội đồng quản trị của OpenAI cũng có những sự thay đổi quan trọng. Cựu Giám đốc điều hành Salesforce Bret Taylor, cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Larry Summers và người sáng lập Quora Adam D'Angelo đã được lựa chọn sẽ là thành viên hội đồng quản trị mới của công ty. Trong đó, Bret Taylor sẽ giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị.

Microsoft, cổ đông đầu tư 13 tỷ USD vào OpenAI, cũng được sắp xếp một vị trí trong ban điều hành mới, song không có quyền biểu quyết.

5 ngày hỗn loạn của OpenAI

5 ngày hỗn loạn của OpenAI

Trong một năm, ngành công nghệ thế giới chứng kiến nhiều câu chuyện ‘điên rồ’, sự hỗn loạn tại OpenAI không vì thế mà mất đi sự hấp dẫn.