Giá một chiếc ôtô 100 triệu thật hấp dẫn nhưng khi biết nó không có túi khí, điều hoà, giải trí LCD... liệu người Việt có dám bỏ tiền mua sản phẩm giá rẻ này hay không lại là chuyện khác.

Ôtô Renault 120 triệu rẻ như SH giá Việt Nam

Hãng Renault (Pháp) vừa gây bất ngờ lớn khi cho ra mắt mẫu crossover cỡ nhỏ mang tên Kwid, với giá bán từ 3.920 USD đến 5.384 USD, tương đương với 88-121 triệu đồng tại thị trường Ấn Độ.

Giá chiếc xe crossover cỡ nhỏ Renault Kwid đến tay người tiêu dùng Việt Nam ước tính từ 300 đến 400 triệu đồng, tùy phiên bản. Tuy nhiên, việc người Việt có dám bỏ tiền mua sản phẩm giá rẻ này hay không lại là chuyện khác.

Theo các nguồn tin, Renault Kwid là sản phẩm dành riêng cho thị trường Ấn Độ với 6 phiên bản, có chiều dài 3.679 mm, rộng 1.579 mm và cao 1.478 mm, khoảng sáng gầm xe 180 mm, cùng chiều dài cơ sở 2.422 mm, rất phù hợp sử dụng trong các đô thị.

Bản cao cấp nhất, nội thất có điều hoà (chỉnh tay), một túi khí cho người lái, màn hình cảm biến tích hợp bản đồ GPS trên bệ trung tâm, cửa sổ chỉnh điện,... Bản tiêu chuẩn, không có túi khí, điều hoà, giải trí LCD; hệ thống an toàn có dây đai, chốt cửa trẻ em, phanh trước đĩa, phanh sau tang trống,...

{keywords}

Nhờ nội địa hóa tới 98% và sản xuất tại Ấn Độ nên Renault Kwid mới có mức giá rẻ như vậy

Là một chiếc xe hơi giá rẻ, Renault chỉ trang bị cho Kwid động cơ xăng 3 xi lanh 0.8L, công suất 53 mã lực. Trang bị chung cho tất cả các phiên bản là hộp số sàn 5 cấp.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, nhờ việc nội địa hóa lên tới 98% và sản xuất tại Ấn Độ nên Renault Kwid mới có mức giá rẻ như vậy.

Đánh giá chung của giới chuyên môn, đây là mẫu xe giá rẻ với các trang bị tối thiểu, cùng động cơ công suất nhỏ. Đặc biệt, với động cơ 3 xi lanh, tuy giúp tiết kiệm chi phí nhưng vì số xi lanh lẻ nên khi hoạt động sẽ gây rung lắc và tạo tiếng ồn lớn, cần phải khắc phục bằng các giải pháp phức tạp, khó thực hiện với xe giá rẻ. Tuy nhiên, với lợi thế thương hiệu Renault vốn nổi tiếng về chất lượng cũng mang lại sự tin cậy cho khách hàng.

Nhiều người tiêu dùng quan tâm và đặt câu hỏi, liệu mẫu xe này có được nhập khẩu về nước thời gian tới và giá bán ra sao?

Tại Việt Nam, Renault đã có nhà phân phối chính thức, nên việc nhập khẩu xe từ Ấn Độ là hoàn toàn có thể, cũng giống như Hyundai Thành Công và Suzuki đã nhập khẩu các mẫu Grand i10, i20 Active và Ertiga hiện nay.

{keywords}

Nhiều người cho rằng, Renault Kwid khó thành công khi về Việt Nam.

Theo tính toán, khi về Việt Nam, tính đủ thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và GTGT, mẫu xe này có giá từ 230-320 triệu đồng. Giá trên chưa gồm chi phí khác, như cước phí vận chuyển, phí quản lý, lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng, lợi nhuận DN, thuế TNDN... Như vậy, theo ước tính của các DN, giá bán đến tay người tiêu dùng sẽ từ 300 đến 400 triệu đồng, tùy phiên bản.

Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam có dám bỏ tiền mua sản phẩm giá rẻ này hay không lại là chuyện khác. Thị trường Ấn Độ vốn khá dễ tính, phần lớn người dân chỉ cần một chiếc ô tô giá rẻ là quan trọng nhất, trang bị, tiện nghi không đòi hỏi cao. Ngược lại, thị trường Việt Nam khá khó tính, khách hàng luôn đòi hỏi ô tô phải có nhiều tiện nghi, công suất mạnh mẽ, thương hiệu tên tuổi,... Do vậy, nhiều mẫu xe giá rẻ đã thất bại khi chào bán tại Việt Nam thời gian qua.

Hiện xe giá rẻ nhập từ Ấn Độ về Việt Nam, thành công nhất chỉ có mẫu Hyundai Grand i10, giá bán từ 360-457 triệu đồng, đạt doanh số khoảng 15.000 xe trong năm 2014. Song, phần lớn, khách hàng mua để kinh doanh taxi. Mẫu Hyundai i20 Active ra mắt tại Việt Nam cuối tháng 7/2015, giá 619.000 đồng, đến nay đã không đạt thành công như mong đợi.

Thất bại nhất phải kể đến là mẫu Ertiga của Suzuki, nhập từ Ấn Độ về Việt Nam, giá 599 triệu đồng - khá rẻ cho chiếc xe 5+2 chỗ ngồi, nhưng từ đầu năm đến nay bán chưa nổi 100 chiếc, mặc dù tên tuổi cũng khá nổi.

Nhiều người cho rằng, Renault Kwid khó thành công khi về Việt Nam. Giá rẻ, nhưng động cơ 52 mã lực được cho không mạnh mẽ, đi cùng số sàn 5 cấp và các trang thiết bị cơ bản có thể thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng lúc ban đầu, nhưng để bỏ tiền mua thì chưa chắc. Không những thế, thị trường Việt Nam vốn ít ưa chuộng thương hiệu Renault, dịch vụ sau bán hàng chỉ tập trung tại Hà Nội và TP.HCM cũng là một hạn chế lớn.

Trần Thủy