Dư luận đang kháo nhau về việc các nhân tố diều hâu trong lực lượng vũ trang Trung Quốc đang ngày càng điều khiển chính sách đối ngoại của nước này.

* Kì 1: Lật con bài chính trị của ông Tập Cận Bình

Gợi nhớ thời Reagan

Mục đích tối thượng của ông Tập Cận Bình là làm cho PLA có thể thực hiện các chiến dịch chung, kết hợp giữa các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh với công nghệ thông tin – kiểu chiến dịch mà Mỹ hiện đang đi đầu.

Kế hoạch trên gợi lại Đạo luật Goldwater-Nichols từ thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan năm 1986, nhằm cải tổ quân đội Mỹ để nhắm tới đối thủ đa di năng và giải quyết tình trạng kiểm soát dân sự không hiệu quả trong thời chiến tranh Việt Nam và cuộc đổ quân vào Grenada năm 1983.

Các sĩ quan và nhiều nhà sử học quân sự Trung Quốc cho biết giới lãnh đạo nước này từng ao ước có được các năng lực như thế sau khi quan sát chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, trong đó giới lãnh đạo Mỹ điều phối một loạt các lực lượng phối hợp với hiệu quả hủy diệt cao. Ông Tập Cận Bình cho biết ông coi năng lực so sánh là cốt yếu của “Giấc mơ Trung Hoa” mà ông vạch ra khi lên nhậm chức năm 2012, khi ông ra lệnh cho quân đội chuẩn bị “chiến đấu và chiến thắng”.

{keywords}

Ông Tập Cận Bình chụp ảnh cùng các tướng lĩnh Trung Quốc. Ảnh: CCTV

Sách Trắng Quốc phòng năm 2015 đã giao cho PLA nhiệm vụ chiến lược mới là “đảm bảo an ninh cho các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài”, coi đây là ưu tiên cao nhất trong các nhiệm vụ phòng thủ truyền thống của quân đội. Bắc Kinh từ đó thông báo các kế hoạch xây dựng các tiền đồn quân sự đầu tiên ở nước ngoài, tại Djibouti ở châu Phi, nơi đã có các căn cứ quân sự của Mỹ và Nhật Bản và đã được các tàu hải quân và tuần tra chống cướp biển của Trung Quốc sử dụng như một điểm dừng tiếp nhiên liệu trên vịnh Aden.

Trong một bài trả lời phỏng vấn hồi tháng 3, Trung Tướng Trần Châu (Chen Zhou), một chiến lược gia hàng đầu của PLA, người đứng đầu nhóm Sách Trắng của chính phủ, cho rằng Trung Quốc cần thích với một “cuộc cách mạng toàn cầu” về chiến tranh, bởi các mối đe dọa đối với các lợi ích ngày càng mở rộng của họ đang gia tăng.

Ông Trần lấy ví dụ hoạt động sơ tán công dân Trung Quốc khỏi Yemen mà Hải quân nước này tiến hành hồi năm 2015. Ông thừa nhận việc tái cấu trúc và tìm việc làm cho 300.000 quân nhân là một thách thức chưa từng thấy, nhưng “mọi cuộc cải cách đều có cái giá của nó”.

Chủ tịch Tập Cận Bình cần củng cố quyền kiểm soát của mình đối với quân đội.

Được thành lập năm 1927, PLA đã tạo thành xương sống của cách mạng Trung Quốc. Những năm sau đó, giới sĩ quan quân đội luôn là hạt nhân lãnh đạo đảng. Khi lên nắm quyền năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu tách quân đội ra khỏi chính trị, và nhận được sự ủng hộ khi để cho quân đội tham gia làm kinh tế.  Những năm 1990, Bắc Kinh lo ngại về khả năng sẵn sàng của quân đội, đặc biệt sau một bất đồng năm 1996 với Mỹ về Đài Loan.

Năm 1998, Chủ tịch Giang Trạch Dân bắt đầu cấm PLA kinh doanh, bù lại bằng việc tăng ngân sách quốc phòng. Người kế nhiệm của ông là Hồ Cẩm Đào cũng đã tái khẳng định quyền lãnh đạo của mình đối với PLA.

Năm 2011, giới chức Mỹ nói rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dường như chưa ý thức về một chuyến bay thử nghiệm mang tính khiêu khích của một máy bay tàng hình mới mà quân đội Trung Quốc thực hiện vài giờ trước cuộc gặp của ông với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Robert Gates.

Sự cố đã càng củng cố tin đồn trong giới chuyên gia quân sự rằng các nhân tố diều hâu trong lực lượng vũ trang Trung Quốc đang ngày càng điều khiển chính sách đối ngoại của nước này.

Giới chức Trung Quốc, tất nhiên luôn bác bỏ bình luận trên.

Thảo Linh

* Những cuộc viếng thăm cảnh báo điềm dữ ở Biển Đông
* Bắc Kinh táo tợn lập eo biển mới ở Biển Đông
* Sunnylands và thế trận cờ vây của Trung Quốc ở Biển Đông
* TQ: Một thế kỷ ô nhục và vinh quang từ quá khứ