1. Bệnh nhân tiểu đường không được ăn kẹo hoặc các loại thực phẩm có đường khác?
- Đúng
- Sai
Theo Webmd, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn kẹo, bánh hoặc các loại đồ ngọt khác. Tuy nhiên, khẩu phần cần hợp lý, điều độ và bạn nên theo dõi tổng lượng carb hấp thụ. Ví dụ, nếu bạn muốn ăn một miếng bánh nhỏ để tráng miệng, hãy bỏ qua một loại thực phẩm chứa carbs khác.
Hãy nhớ rằng nhiều loại kẹo "dành cho người tiểu đường" và các loại đồ ngọt không đường vẫn chứa calo và carbs có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bởi vậy, bạn nên ăn trong giới hạn nhất định.
2. Cắt giảm tất cả chất béo khỏi chế độ ăn uống sẽ giúp bệnh tiểu đường giảm nhẹ?
- Đúng
- Sai
Nếu bị tiểu đường, bạn không nên cắt bỏ tất cả chất béo. Bạn nên giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa không lành mạnh - những loại có trong thực phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên, bạn nên hấp thụ đủ chất béo không bão hòa lành mạnh, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy chọn cá hồi thay vì bánh mì kẹp thịt.
Tất nhiên, điều độ vẫn rất quan trọng vì ngay cả chất béo lành mạnh cũng chứa nhiều calo. Ăn quá nhiều và bạn sẽ tăng cân.
3. Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu muối?
- Bỏ hoàn toàn
- Ít hơn một muỗng cà phê một ngày
Cắt giảm lượng muối rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Nhờ đó, họ có thể kiểm soát huyết áp, bảo vệ thận và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Những người bệnh tiểu đường nên sử dụng khoảng 2/3 thìa cà phê muối ăn mỗi ngày.
Bạn cũng cần cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng chứa nhiều muối. Khi nấu ăn, hãy thử sử dụng các loại thảo mộc để thêm hương vị cho thức ăn của bạn thay vì muối.
4. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn bao nhiêu trái cây tùy thích?
- Đúng
- Sai
Theo Tiến sĩ người Mỹ, Michael Dansinger, trái cây là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng trái cây vẫn chứa carbs, ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng. Như với bất kỳ loại thực phẩm nào, hãy chú ý đến liều lượng bạn hấp thụ.
Hãy chọn những miếng trái cây nhỏ hơn và ăn cả quả thay vì nước ép. Ngoài ra, bạn cần kiểm soát khẩu phần các loại rau củ quả có tinh bột, chẳng hạn như khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan và ngô.
5. Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng bị cúm?
- Đúng
- Sai
Nguy cơ nhiễm cảm lạnh hoặc cúm của bệnh nhân tiểu đường và người bình thường không khác nhau. Nhưng khi đã mắc bệnh, người bị tiểu đường có nhiều khả năng trở nặng hơn. Lượng đường trong máu tăng lên khiến họ dễ bị biến chứng. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong vì cúm và viêm phổi cao gấp ba lần.
Trong mùa lạnh và cúm, hãy rửa tay thường xuyên hơn. Hãy tiêm phòng cúm hàng năm, tốt nhất là vào tháng 9, trước khi mùa cúm bắt đầu nếu có thể.
6. Giảm cân giúp điều trị bệnh tiểu đường?
- Đúng
- Sai
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và một số biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim.
Thay đổi nhỏ trong cân nặng cũng đem lại tác dụng tích cực. Các nghiên cứu đã phát hiện giảm từ 2kg trở lên sẽ giúp hạ lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp của bạn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tăng hiệu quả của insulin.