Giữa tháng 2/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có văn bản số 703/BTNMT-TCQLĐĐ gửi các Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở (căn hộ khách sạn - condotel, biệt thự du lịch - resort villa, văn phòng kết hợp lưu trú - officetel...). Ngay sau khi ban hành, đã có nhiều tranh cãi xung quanh nội dung văn bản này.

{keywords}
Khánh Hòa “bật đèn xanh” cấp đất ở không hình thành đơn vị ở trong đó chủ yếu là các dự án khu du lịch, khu biệt thự, khu khách sạn…

Liên quan đến nội dung văn bản số 703, chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường Condotel” vừa diễn ra, bà Phạm Thị Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký Đất đai (Bộ TN&MT) cho biết, văn bản hướng dẫn của Bộ  trên cơ sở tổ hợp lại hệ thống các quy định của pháp luật đưa tới chỉ dẫn thống nhất cách thức giải quyết để xác định cấp giấy chứng nhận cho loại hình này. Văn bản áp dụng tại 63 Sở TNMT trên cả nước lấy đó làm căn cứ cho các loại hình trên địa bàn mình quản lý.

Bà Thịnh cũng đưa ra thực trạng tại không ít địa phương hiện nay khi đưa ra khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” vượt quá khuôn khổ của pháp luật.  

“Một số địa phương đưa ra khái niệm đất ở (không hình thành đơn vị ở) vượt quá khuôn khổ pháp luật không có quy định. Nếu đã là đất ở thì quy hoạch sử dụng đất, giao đất làm quy hoạch phải là đất ở, phải dựa vào quy mô dân số, điều kiện cho dân số pháp triển với hạ tầng, trường học, bệnh viện…Việc đưa ra hình thức đất ở không hình thành đơn vị ở pháp luât chưa có quy định dẫn đến thông tin đầu vào chưa chuẩn xác, dẫn đến sự mù mờ giữa các nhà đầu tư thứ cấp, sơ cấp và khách hàng” – bà Thịnh nói.

Trao đổi tại buổi tọa đàm, luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông cũng khẳng định luật không có quy định nào là đất ở không hình thành đơn vị ở cả.

{keywords}
Đà Nẵng cho phép chuyển đổi hơn 1.500 căn hộ khách sạn (condotel- không hình thành đơn vị ở) thành căn hộ chung cư (hình thành đơn vị ở) tại dự án Cocobay.

Luật sư Huế cũng đưa ra trường hợp từ chính thực tế vị luật sư đang tiếp nhận cho 70 hộ kiện một doanh nghiệp dù họ trả lãi suất cam kết, thực hiện đúng theo hợp đồng ký kết chuẩn nhưng tranh chấp phát sinh từ chính khái niệm đất ở (không hình thành đơn vị ở) của tỉnh Khánh Hoà.

“Ở đây tranh chấp đang đang diễn ra là do sự mập mờ không rõ ràng. Luật không có quy định nào là đất ở không hình thành đơn vị ở cả” – luật sư Huế nhấn mạnh.

Cũng theo vị luật sư này, condotel là căn hộ du lịch nên về bản chất dù có sổ đỏ hay không có sổ đỏ bản chất không thay đổi người ta không vào đó ở được vẫn là kinh doanh.

Trong khi đó, đánh giá về văn bản 703 vừa được Bộ TN&MT ban hành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông thẳng thắn cho rằng vẫn chỉ giải quyết bề nổi giải quyết vấn đề từ ngọn gốc vấn đề chưa giải quyết được.

“Trong bối cảnh thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại đến sự “vỡ trận” của Cocobay thì thị trường bất động sản cần một cú hích. Việc cấp sổ đỏ có thể tạo một cú hích tạo niềm tin cho nhà đầu tư hơn. Nhưng cũng cần thấy rằng, việc cấp sổ đỏ theo văn bản 703 sẽ làm nhiều nhà đầu tư chộp giật, có nguy cơ “vỡ trận” condotel vì bán căn hộ cho nhiều người. Do đó, việc cấp sổ đỏ cho condotel phải minh bạch hồ sơ. Điều quan trọng hiện nay là chúng ta đang thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết” – luật sư Huế nhấn mạnh.

Khánh Hòa tự 'sáng tác' hàng loạt dự án đất ở không hình thành đơn vị ở

Được biết, từ 2016 đến khoảng giữa năm 2018, có đến 50 vị trí đất được tỉnh Khánh Hòa “bật đèn xanh” cấp đất ở không hình thành đơn vị ở, trong đó chủ yếu là các dự án khu du lịch, khu biệt thự, khu khách sạn...

Đáng chú ý, đất đảo cũng được tỉnh Khánh Hòa “bật đèn xanh” cấp đất ở không hình thành đơn vị ở. Tại khu vực Bãi Dài (thuộc Bắc bán đảo Cam Ranh, TP.Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), nơi được phê duyệt khu du lịch trọng điểm quốc gia, hàng loạt dự án cũng được cấp đất ở không hình thành đơn vị ở. Nhiều dự án đã được chủ đầu tư thi công, bán hàng với hàng nghìn hợp đồng mua bán, góp vốn với khách hàng dưới dạng các sản phẩm nghĩ dưỡng, căn hộ condotel. 

Box 2:

Đà Nẵng cho chuyển hơn 1.500 condotel (không hình thành đơn vị ở) Cocobay sang căn hộ chung cư

Đầu tháng 2/2019, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1:500 đối với dự án Khu nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp The Empire (tên thương mai là Tổ hợp Du lịch & Giải trí Cocobay) tại phân khu quy hoạch số 1, phía Tây đường Trường Sa, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Trong đó có nội dung chuyển đổi condotel (không hình thành đơn vị ở) thành căn hộ chung cư (hình thành đơn vị ở).

Theo đó, 1.016 căn condotel trong tổng số 1.856 căn đang xây dựng tại tòa nhà Cổ Cò 1,2,3 được thành căn hộ chung cư và 544 căn condotel trong tổng số 1.657 căn tại công trình chưa xây dựng ở tòa nhà Cocobay Tower cũng được chuyển thành căn hộ chung cư.

Quyết định này cho phép chuyển đổi các công trình condotel cao tầng chưa xây dựng tại các cụm HH4, HH6, HH7 thành căn hộ chung cư, biệt thự, nhà liền kề, đồng thời bổ sung quy hoạch một số công trình để bố trí văn phòng quản lý, công trình phụ trợ, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, trung tâm thương mại, nhà xe... đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân.

 

Hồng Khanh

Condotel thành nhà ở, nhồi dân cư vào đất du lịch là tai hoạ quy hoạch

Condotel thành nhà ở, nhồi dân cư vào đất du lịch là tai hoạ quy hoạch

- Theo HoREA, đất du lịch mà nhồi vào khu dân cư sẽ làm biến dạng, giảm giá trị phát triển du lịch. Điều chỉnh quy hoạch từ condotel sang chung cư mà không có căn cứ khoa học thực tiễn là bóp méo quy hoạch, tai họa về quy hoạch.