Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có thông tin trả lời về việc Trung tâm này cùng một số UBND quận tại TP.HCM có tên trong danh sách các đơn vị có nợ xấu, nợ phải thu khó đòi với một doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán. 

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, việc Trung tâm Phát triển quỹ đất có khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi (7,5 triệu đồng) theo như báo cáo tài chính quý 2 của CTCP Lương thực TP.HMC (FCS - trên sàn UPCOM) là không chính xác.

Theo đó, ngày 13/9/2011, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2195/QĐ-BTC về thu hồi một số cơ sở nhà đất của Công ty TNHH MTV Lương thực TP.HCM (nay là CTCP Lương thực TP.HCM) thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Nam để giao cho UBND thành phố quản lý, sử dụng.

Ngày 14/11/2011, UBND thành phố có công văn số 5677/UBND-TM về thu hồi các cơ sở nhà đất do Công ty TNHH MTV Lương thực TP.HCM quản lý. Theo đó, tại Điểm 2 của công văn nêu trên, giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp nhận, tạm quản lý và lập thủ bán đấu giá thu tiền nộp ngân sách đối với nhà đất số D18Bis Quốc lộ 22, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, phối hợp với Công ty TNHH MTV Lương thực Thành phố xác định chi phí bồi thường tài sản trên đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có), trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để hoàn trả lại cho Công ty theo quy định.

Ngày 20/12/2011, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã phối hợp Công ty TNHH MTV Lương thực Thành phố thực hiện việc tiếp nhận, tạm quản lý nhà đất  số D18Bis Quốc lộ 22, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn. 

{keywords}
 

Ngày 28/3/2012, Công ty TNHH MTV Lương thực Thành phố có văn bản số 265/LTTP-TCKT đề nghị Trung tâm thanh toán giá trị bồi thường tài sản trên đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi thu hồi nhà đất nêu trên với số tiền là 7.500.000 đồng (bảy triệu năm trăm ngàn đồng).

Ngày 11/4/2012, Trung tâm Phát triển quỹ đất có văn bản số 200/PTQĐ-THĐ thông tin cho Công ty TNHH MTV Lương thực Thành phố được biết như sau: căn cứ Điều 35 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP do Chính phủ ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 (có hiệu lực thi hành vào thời điểm thu hồi đất) thì chỉ hoàn trả phần giá trị còn lại của tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Do nhà đất tại số D18Bis Quốc lộ 22, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn đã được Ủy ban nhân dân thành phố xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (Quyết định 1407/QĐ-UB ngày 31/12/2001 của UBND Thành phố) nên Công ty TNHH MTV Lương thực Thành phố không thuộc trường hợp được hoàn trả chi phí đã đầu tư vào đất còn lại.

Ngày 5/3/2015, Công ty TNHH MTV Lương thực Thành phố có văn bản số 243/LTT-TCKT tiếp tục đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất thanh toán giá trị còn lại khi thu hồi nhà đất nêu trên. Ngày 13/3/2015, Trung tâm Phát triển quỹ đất có văn bản số 199/PTQĐ-THĐ báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Sở Tài chính để quyết đề nghị của Công ty.

Ngày 17/6/2015, Sở Tài chính có văn bản số 4386/STC-CS “đề nghị Công ty TNHH MTV Lương thực Thành phố báo cáo Tổng Công ty Lương thực miền Nam chi phí đã đầu tư vào đất tại địa chỉ số D18Bis Quốc lộ 22, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn (nếu có) tại thời điểm bàn giao có nguồn gốc ngân sách nhà nước hay không để làm cơ sở Trung tâm Phát triển quỹ đất thanh toán theo quy định”.

Cho đến nay Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vẫn chưa nhận được văn bản nào của Công ty TNHH MTV Lương thực Thành phố (nay là CTCP Lương thực TP.HMC - FCS) liên quan đến giá trị còn lại của vật kiến trúc trên đất; chi phí đã đầu tư vào đất tại thời điểm bàn giao có nguồn gốc ngân sách nhà nước hay không để Trung tâm thực hiện thanh toán theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

Như vậy, về việc Trung tâm Phát triển quỹ đất có khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi (7,5 triệu đồng) đối với CTCP Lương thực TP.HCM là không chính xác.

{keywords}
Báo cáo tài chính FCS

Trước đó, trong báo cáo tài chính quý 2, Công ty Cổ phần Lương thực TP.HCM (FCS) đã nêu tên 3 quận và một trung tâm của sở thuộc TP.HCM đang nợ xấu với doanh nghiệp.

Cụ thể, UBND quận 4 nợ FCS hơn 1,2 triệu đồng, UBND quận 9 nợ hơn 6,5 triệu, UBND quận Tân Bình nợ hơn 820 ngàn đồng và Trung tâm Phát triển Quỹ đất - Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM nợ FCS 7,5 triệu đồng. 

Khoản nợ xấu 6,5 triệu đồng của UBND Quận 9 lần đầu tiên được nhắc tới tại thời điểm cuối quý 3/2016. Tới cuối năm 2016, FCS đã thay đổi quan điểm và ghi nhận giá trị có thể thu hồi được chỉ là 0 đồng.

FCS tiền thân là Công ty kinh doanh Lương thực trực thuộc Sở Lương thực TP.HCM. Tới nay, công ty có vốn điều lệ 294,5 tỷ đồng. Tại thời điểm ngày 30/6/2018, tổng tài sản của FCS đạt 856,3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này gần đây bị hạn chế giao dịch trên hệ thống Upcom do không công bố thông tin họp ĐHCĐ.

Tính tới quý 2/2018, FCS thua lỗ gần 6 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ 6 tháng đầu năm lên 14 tỷ đồng, lỗ lũy kế lên tới 109 tỷ đồng.

H. Tú

Của để dành, hàng tồn kho được giá ngàn tỷ của đại gia ngân hàng

Của để dành, hàng tồn kho được giá ngàn tỷ của đại gia ngân hàng

Nhiều ngân hàng lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, trong đó có phần lớn từ xử lý 'của tồn kho' hay của để dành như nợ xấu, cổ phần sở hữu chéo.

Mỗi tháng kiếm hơn ngàn tỷ, đại gia Việt nhiều tiền chưa từng có

Mỗi tháng kiếm hơn ngàn tỷ, đại gia Việt nhiều tiền chưa từng có

Không hiếm các đại gia có lợi nhuận hơn 1.000 tỷ/tháng, quy mô và túi tiền của các đại gia lên cao chưa từng có.

Quyền lực vô đối của Trung Quốc: Đại gia hàng đầu Hàn Quốc đau đớn rút lui

Quyền lực vô đối của Trung Quốc: Đại gia hàng đầu Hàn Quốc đau đớn rút lui

Nhiều đại gia hàng đầu của Hàn Quốc theo chân người Nhật tháo chạy khỏi Trung Quốc khi đối mặt với làn sóng tẩy chay kéo dài. Thị trường 1 tỷ dân thực sự là một quyền lực vô đối của đất nước có dân số đông nhất thế giới.