Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại (thường là chó, mèo, khỉ...), đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người 100% đều dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2-8 tuần sau khi bị động vật cắn. Các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, suy nhược, tê liệt, co thắt cơ, nuốt khó, co giật. Tử vong thường xảy ra trong vòng chưa đầy một tuần do liệt hô hấp.
Không có thuốc chữa bệnh. Hiệu quả nhất là phòng ngừa thông qua tiêm chủng.
Giai đoạn tiền triệu chứng: thường kéo dài 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.
Giai đoạn viêm não: triệu chứng của bệnh dại thường là mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động, sợ nước. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp...
Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.
Tác nhân gây bệnh là vi rút dại (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus.
Sức đề kháng của vi rút dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 560C trong vòng 30 phút và ở 700C/2 phút. Vi rút bị mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 40C, vi rút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 00C sống được từ 3 - 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ. Có 2 chủng vi rút dại:
Vi rút dại đường phố là vi rút dại tồn tại trên động vật bị bệnh
Vi rút dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ). Louis Pasteur là người đầu tiên sử dụng chủng virus dại cố định để chế ra vắc xin dại.
Người tiếp xúc nhiều với động vật như nhân viên thú y, kiểm lâm, nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại...
Những người có sở thích du lịch thám hiểm ở các vùng có bệnh lưu hành cao như Đông Nam Á, Mexico, Trung và Nam Mỹ, Châu Phi.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, thống kê từ Phòng Khám - Tư vấn tiêm chủng của Bệnh viện Nhi Trung ương, cho thấy tỷ lệ người bị chó mèo cắn đến tiêm huyết thanh và vắc xin phòng bệnh dại tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm 2022.
Từ đầu năm đến nay, Nghệ An có 5 trường hợp tử vong do bệnh dại. Các ca bệnh đều có yếu tố dịch tễ phức tạp và khó điều tra nên khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thì đã quá muộn.
Từ các vết cào, cắn của chó mèo bị dại, virus vào da và đi từ từ đến não. Trường hợp ngắn nhất sẽ phát bệnh sau 10 ngày, dài nhất có thể lên đến hơn 10 năm.
Chỉ trong vòng nửa tháng, 2 bệnh nhi ở Nghệ An vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch nghi do chó dại cắn. Dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, cả hai em đều không qua khỏi.
"Bệnh nhân mắc dại biết mình sẽ chết. Bác sĩ, người nhà đều đau lòng bởi thấy chết mà không thể cứu được. Chỉ mong quay ngược thời gian, họ đi tiêm phòng", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp chia sẻ.
Theo Phó giám đốc CDC tỉnh Bắc Kạn, sau khi bị chó cắn cách đây 4 năm, người phụ nữ này không được tiêm phòng dại. Gần đây, chị bất ngờ xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường và tử vong với kết quả dương tính virus gây bệnh dại.
Người đàn ông 45 tuổi trọ ở Long Biên (Hà Nội) lên cơn vật vã, có dấu hiệu sợ gió, sợ nước sau 2 tháng bị chó cắn vào bàn tay phải, tử vong sau ít ngày vào viện điều trị.
Hà Nội vừa ghi nhận một người đàn ông 50 tuổi không qua khỏi vì bệnh dại. Như vậy, số tử vong vì bệnh này đã vượt 40 ca trên cả nước, từ đầu năm đến nay.