Nhồi máu não là loại đột quỵ xảy ra do thiếu sự cung cấp máu lên não, khác với xuất huyết não bắt nguồn từ tình trạng chảy máu não
Nhồi máu não chiếm từ 70-80% các trường hợp đột quỵ nhưng có thể chữa khỏi trong khi bệnh nhân bị xuất huyết não dễ tử vong hoặc tàn phế
Đột quỵ nhồi máu não là quá trình mà động mạch não bị hẹp hoặc tắc khiến lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm trọng gây hoại tử, chức năng vùng não đó bị rối loạn và biểu hiện các triệu chứng về thần kinh tương ứng với vùng não bị tổn thương.
Người có nguy cơ cao bị nhồi máu não cấp thường là những người mắc những bệnh làm gia tăng khả năng hình thành huyết khối bất thường hoặc bệnh làm tổn thương lớp lót trong của động mạch não như: bệnh tim, bệnh mạch máu não, cao huyết áp, tiểu đường và chứng rối loạn đông máu
Người hút thuốc lá, nghiện rượu bia
Người có tiền sử bị béo phì, ít vận động, cholesterol cao, stress cũng dễ dẫn tới nhồi máu não kể cả với người trẻ
Do huyết khối ở động mạch não (thrombosis): là quá trình xuất phát từ tổn thương thành mạch tại chỗ, sau đó tổn thương lớn dần lên rồi gây hẹp hoặc tắc động mạch não
Do tắc mạch (embolism): cục tắc bắt nguồn từ hệ thống tim mạch (từ tim hay mảng xơ vữa) hoặc ngoài tim như bóng khí, tổ chức dập nát phần mềm của cơ thể), theo hệ thống tuần hoàn lên não, đến nơi động mạch hẹp hơn kích thước của nó sẽ nằm lại và gây tắc mạch
Các số liệu cụ thể về nguyên nhân gây nên nhồi máu não bao gồm:
Xơ vữa huyết khối của mạch máu lớn chiếm 50% gồm 45% mạch máu lớn ngoài sọ và 5% mạch máu lớn trong sọ
Huyết khối từ tim như bệnh van tim, rung nhĩ, … chiếm 20%
Tắc các mạch máu nhỏ trong não chiếm 25%
Bệnh động mạch không xơ vữa và bệnh về máu đều chiếm dưới 5%
Bệnh nhân nhồi máu não sẽ có những triệu chứng lâm sàng chung như:
Triệu chứng thần kinh khu trú tùy thuộc vào khu vực và động mạch bị tổn thương. Triệu chứng thần kinh chung như:
Đau đầu, buồn nôn, nôn
Rối loạn ý thức
Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương: bí đái, đái dầm, táo bón
Rối loạn thần kinh thực vật: rối loạn về sinh hiệu
Triệu chứng cụ thể theo vị trí động mạch bị tổn thương gồm các hội chứng:
Hội chứng động mạch cảnh trong:
Mất thị lực bên động mạch bị tổn thương
Liệt nửa người bên đối diện (liệt trung ương)
Giảm áp lực võng mạc trung tâm
Triệu chứng có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn nếu động mạch chưa tắc hoàn toàn
Hội chứng động mạch não trước:
Liệt nửa đối diện bên tổn thương
Nửa người trái mất tác dụng do tổn thương thể chai
Rối loạn cơ vòng do tổn thương tiểu thùy cạnh trung tâm
Hội chứng động mạch não giữa:
Đối với tổn thương ở gốc động mạch thì triệu chứng lâm sàng rất nặng như liệt hoặc mất cảm giác nửa người bên đối diện tổn thương,rối loạn ngôn ngữ và ý thức
Đối với tổn thương nhánh nông gây liệt không đồng đều nửa bên đối diện, ưu thế ở mặt và tay hơn là chân kèm rối loạn cảm giác
Đối với tổn thương nhánh sâu sẽ gây liệt đồng đều nửa bên đối diện tổn thương nhưng không có rối loạn cảm giác đi kèm. Bệnh nhân có thể bị rối loạn ngôn ngữ nếu nửa tổn thương bán cầu trội
Đối với tổn thương động mạch não giữa bán cầu trội, triệu chứng thường rối loạn ngôn ngữ vận động hoặc ngôn ngữ giác quan, khả năng xác định trái phải, khả năng tính toán, viết, thậm chí mất nhận thức cơ thể
Hội chứng động mạch màng mạch trước:
Bệnh nhân liệt đồng đều toàn bộ nửa người trước, mất cảm giác nửa người kiểu đồi thị, bán manh đồng danh, tăng trương lực cơ và rối loạn thần kinh thực vật nửa người đối diện, không xuất hiện rối loạn ngôn ngữ
Hội chứng động mạch đốt sống thân nền:
Triệu chứng sẽ rất nặng nếu tổn thương toàn bộ động mạch đốt sống thân nền như: rối loạn trương lực cơ, duỗi cứng mất não, liệt các dây thần kinh sọ VII, IX, XI, XII, rối loạn thần kinh thực vật nặng, tiên lượng bệnh nhân xấu và dễ tử vong
Tổn thương động mạch thân nền không hoàn toàn có thể gây hội chứng liệt hành não (liệt tứ chi trung ương kết hợp liệt các dây thần kinh sọ ngoại vi cả hai bên)
Tổn thương động mạch thân nền còn gây nên hội chứng tiểu não
Đang ăn cơm, uống rượu, người đàn ông bất ngờ lả dần, không nói được, liệt nửa người. Dù có tiền sử tăng huyết áp nhưng khi vào viện, huyết áp của bệnh nhân giảm thấp dần.
Phát hiện người đàn ông 66 tuổi đau đầu, nói ngọng, yếu nửa người, gia đình liền bôi nước gừng, dùng kim chọc các đầu ngón tay và tai để nặn bỏ "máu độc".
Một người đàn ông 60 tuổi ở Trung Quốc bị ong bắp cày đốt 4 lần vào đầu và lưng. Ba ngày sau, ông phải đến phòng cấp cứu trong tình trạng đau đầu, cứng cổ và sưng tấy quanh vết đốt.
Anh N.T.H bất ngờ cứng nửa người, không thể cử động được dù trước đó hoàn toàn bình thường. Cơ mặt phải của anh cũng bị liệt ngay lập tức, đáng sợ hơn, anh còn bị thất ngôn - rối loạn chức năng ngôn ngữ.