Suy thận

    Thận là hai cơ quan nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.

    Suy thận là gì?

    Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận.

    Về thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn).

    Suy thận có chữa được không?

    Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần.

    Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bị suy thận nặng và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

    Hầu hết các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận). Sự tổn thương này có thể khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không chữa trị, thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

    Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

    Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp

    Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng

    Bệnh tim mạch

    Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương

    Thiếu máu

    Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực

    Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật

    Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn

    Nguyên nhân suy thận cấp

    Có ba cơ chế chính

    • Thiếu lưu lượng máu đến thận

    • Những bệnh lý tại thận gây ra

    • Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận

    Nguyên nhân thường gặp bao gồm:

    • Chấn thương gây mất máu

    • Mất nước

    • Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết

    • Phì đại tuyến tiền liệt

    • Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc

    • Biến chứng trong thai kỳ, như sản giật và tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP

    Nguyên nhân gây suy thận mạn:

    • Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

    • Viêm cầu thận

    • Viêm ống thận mô kẽ

    • Bệnh thận đa nang

    • Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư

    • Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận

    • Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần

    Suy thận cấp đa số đều đi kèm với các bệnh lý khác xuất hiện trước đó.

    Các yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận cấp bao gồm:

    • Tình trạng bệnh cần nhập viện, đặc biệt là đối với tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt

    • Tuổi cao

    • Bệnh động mạch ngoại vi làm tắc nghẽn mạch máu ở tay chân

    • Bệnh đái tháo đường

    • Bệnh tăng huyết áp

    • Bệnh suy tim

    • Bệnh thận khác

    • Bệnh gan

    Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ suy thận mạn bao gồm:

    • Bệnh đái tháo đường

    • Bệnh tăng huyết áp

    • Bệnh tim

    • Hút thuốc lá

    • Béo phì

    • Có nồng độ cholesterol trong máu cao

    • Chủng tộc: là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á

    • Tiền sử gia đình mắc bệnh thận

    • Từ 65 tuổi trở lên

    Triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.

    Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

    • Buồn nôn, nôn

    • Chán ăn

    • Mệt mỏi, ớn lạnh

    • Rối loạn giấc ngủ

    • Thay đổi khi đi tiểu: tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu nhạt hơn hay đậm hơn bình thường, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn, ...

    • Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt

    • Co giật cơ bắp và chuột rút

    • Nấc

    • Phù chân, tay, mặt, cổ

    • Ngứa dai dẳng

    • Đau ngực (nếu có tràn dịch màng tim)

    • Khó thở (nếu có phù phổi)

    • Tăng huyết áp khó kiểm soát

    • Hơi thở có mùi hôi

    • Đau hông lưng

    Hậu quả từ thói quen tưởng như vô hại của giới văn phòng

    Hầu hết mọi người đều có thói quen nhịn tiểu, đặc biệt là người làm việc văn phòng, hành chính. Theo các bác sĩ, nếu thói quen này kéo dài và lặp lại thường xuyên có thể gây ra nhiều nguy hại cho đường tiết niệu.

    Ba to cảnh báo suy thận

    Nếu ba bộ phận này trên cơ thể dần to ra, bạn nhất định phải chú ý, bởi đó có thể là biểu hiện của suy thận.

    ‘Ba trắng một vàng’ âm thầm gây hại thận

    Sữa, muối, đường và nước cam là các thực phẩm mà những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế.

    Ngoài ăn mặn, 6 thói quen tệ hại hành hạ thận nhiều người Việt không biết

    Ngoài ăn nhiều muối, nhiều người Việt "sở hữu" những thói quen xấu khiến thận dễ bị tổn thương.

    Bạn đọc tiếp sức cho em Trần Thị Thu Hương bị suy thận mãn giai đoạn cuối

    Số tiền hơn 25 triệu đồng do bạn đọc ủng hộ cho Thu Hương thông qua Báo VietNamNet đã giúp em đủ kinh phí trang trải trong vài tháng tới. Cô gái trẻ khốn khổ bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những tấm lòng thơm thảo.

    Cha mẹ tìm hạnh phúc riêng, bé trai cô độc héo mòn vì suy thận mãn giai đoạn cuối

    Bị cha mẹ bỏ lại khi mới tròn 1 tuổi, Công Danh lớn lên nhờ tình thương của ông bà nội. Con hiểu rằng, ông bà chẳng đủ khả năng để chạy chữa căn bệnh suy thận mà mình đang mang.

    Bé gái chạy thận 7 năm nhận “món quà lớn” của bạn đọc VietNamNet

    Về nhà sau mấy ngày nằm viện vì sức khỏe suy kiệt, Thuyền cười tươi “khoe”: “Hôm nay bà cháu em ăn cơm với thịt, canh rau nấu thịt bằm”. Những món ăn tưởng quá đỗi bình thường ấy là niềm mong mỏi của bà cháu em trước đây.

    Bé Lê Trần Tiến Cường bị suy thận giai đoạn cuối được giúp đỡ hơn 61 triệu đồng

    Chị Hảo, mẹ của Cường không giấu nổi xúc động. Gần 2 năm con trai phát hiện bệnh, kinh tế ngày càng kiệt quệ, chị đã lo sợ con trai phải ngưng điều trị . May mắn, tình thương của các nhà hảo tâm đã cứu vớt con trai chị. 

    Thanh niên vừa xuất ngũ đã gặp nạn, gánh nặng 'còng' lưng cha

    Thấy con trai khỏe mạnh trong ngày ra quân mà anh Thạo vui mừng khôn xiết, những tưởng Thức sẽ phụ anh gồng gánh kinh tế, bởi vợ anh mắc bệnh đã nhiều năm nay. Chẳng ngờ, chỉ vài giờ sau đã phải nghe tin dữ của con.

    Cha mẹ ly hôn, bé gái chạy thận 7 năm ròng xin giúp tiền chữa bệnh cho bà nội

    Thiếu vắng hơi ấm của cha mẹ từ khi lọt lòng, số phận của Ngọc Thuyền càng bi đát hơn khi mắc phải căn bệnh suy thận khi mới tròn 12 tuổi. Một mình bà nội “vắt kiệt” sức già để lo cho đứa cháu tội nghiệp.

    Giấc ngủ nhọc nhằn trên yên xe của cậu bé bị suy thận giai đoạn cuối

    “Tôi vừa đèo con đi chạy thận vừa khóc. 4 giờ sáng, khi con người ta còn đang ngon giấc thì con mình lại gật gù sau lưng mẹ, chịu nỗi đau giày vò để đi tìm sự sống”, chị Hảo cố ngăn những dòng nước mắt đang lăn dài.

    Phòng chạy thận những ngày cuối năm

    Dù nắng mưa, dịch bệnh, lễ tết, lịch chạy thận của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối không hề thay đổi. Nếu điều đó xảy ra, có thể vì họ đã hết tiền trang trải. 

    Đêm 30 Tết, mẹ run rẩy ký vào tờ cam kết phẫu thuật cho con

    Giọng chị Hoa ngắt quãng: “Trước đó, cơ thể Trình bị sưng phù, đưa đi khám, bác sĩ nói con suy thận, điều trị vài ngày thì cho về, dặn theo dõi huyết áp, nhịp tim. Mà chúng tôi quê mùa, nào có biết máy đo huyết áp là gì”.

    Bé Lương Thái Kiệt được bạn đọc tiếp sức

    Khi gia đình chị Thu đang sức cùng lực kiệt sau trận dịch bệnh kéo dài, bạn đọc VietNamNet đã ủng hộ số tiền 27.102.000 đồng để chị tiếp tục chữa bệnh hiểm nghèo cho con trai.

    Vòng xoáy bệnh tật đẩy gia đình nghèo rơi vào bi kịch

    Chỉ trong vòng 1 năm, cả hai cậu con trai của vợ chồng chị Thủy đều mắc bệnh thận. Đứa lớn cầm cự được 2 năm rồi ra đi, còn bé Tường chật vật chống chọi đến nay cũng đã 7 năm.

    Thiếu niên 14 tuổi nặng chưa đầy 30kg khát khao được sống

    Cầm trên tay hộp lớn hộp nhỏ toàn là thuốc, đôi mắt Thái Kiệt đỏ hoe như sắp khóc. Cậu bé khổ sở bởi cảm thấy nhiều năm nay, mình luôn là gánh nặng của cha mẹ.

    Phòng ngừa và xử trí tăng acid uric máu

    Tăng acid uric máu trong cộng đồng khá phổ biến. Nếu cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng acid uric ở người Việt Nam ước tính chỉ 1-2% thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên rất nhiều.

    Bé Phan Minh Khoa được ủng hộ hơn 51 triệu đồng

    Chị Hà chia sẻ, hiện tại 2 mẹ con chị đều đã âm tính với Covid-19. Tuy nhiên, do huyết áp của Khoa không ổn định nên con phải nhập viện để theo dõi. 

    Mẹ nghèo bật khóc khi con trai được bạn đọc ủng hộ hơn 66 triệu đồng

    Những tưởng con trai sẽ phải ngưng điều trị sau những ngày dịch bệnh hoành hành, giờ đây, gia đình chị Vân đã có thể tiếp tục cùng con trai chiến đấu.

    Thất nghiệp do dịch bệnh, cha bất lực không lo được thuốc cho con gái suy thận

    Buổi sáng, trong phòng bệnh ồn ã, Như Ý vẫn ngủ li bì. Suốt thời gian dài, đêm nào con cũng khó ngủ, hễ cứ nằm xuống lại bị khó thở khiến cô bé có trí tuệ chỉ như đứa trẻ 3-4 tuổi sợ hãi, đành thức trắng xuyên đêm.