J-11 là loại chiến đấu cơ mà Trung Quốc mang ra Biển Đông để phục vụ ý đồ quân sự.

Hồi tháng 4 năm nay, Trung Quốc cho triển khai trái phép 16 chiếc J-11 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trước đó, vào tháng 8/2014, J-11 đã từng chặn máy bay P-8 Poseidon của Mỹ ở gần đảo Hải Nam.

{keywords}
Sukhoi Su-27 Flanker - nguyên mẫu cho máy bay J-11 của Trung Quốc

Theo National Interest, dù chưa từng xuất khẩu hay tham chiến, nhưng về tổng thể, phiên bản J-11B được đánh giá là ngang sức với F-15 của Mỹ. Còn thực chất, Shengyang J-11 là phiên bản mà Trung Quốc đã ‘sao y bản chính’ từ chiếc máy bay chiến đấu đa nhiệm xuất sắc của Nga, Sukhoi Su-27 ‘Flanker’.

Từ chiếc Flanker, Trung Quốc cho ra một số các phiên bản thành công, là chiếc J-11 và J-15, J-16. Đây là một trong các nỗ lực nhằm sản xuất ra các máy bay chiến đấu tầm xa thế hệ thứ tư. Nếu các kỹ sư Trung Quốc giải quyết được nút thắt về các động cơ phản lực sản xuất trong nước, thì các máy bay này có thể giao tranh tại các vùng biển quanh Bắc Kinh.

{keywords}
Chiếc J-11 của Trung Quốc

Su-27 Flanker là phiên bản thiết kế từ cuối Chiến tranh Lạnh, nhằm đối trọng với chiếc F-15 Eagle của Mỹ, với các đặc điểm như khá ‘nặng nề’, nhưng khả năng nhào lộn tốt, hai động cơ kép, có thể bay với tốc độ cao trong một hành trình dài, mang theo nhiều tên lửa hoặc bom.

Chiếc Flanker có khả năng thao diễn kém hơn chiếc F-15 một chút, nhưng lại có tên lửa không đối không (R-73) với khả năng bắn tốt hơn. Tuy vậy, Flanker lại kém hơn F-15 về mặt cảm biến.

{keywords}
Các máy bay J-11 của Trung Quốc

Đầu những năm 1990, Su-27 vẫn được coi là chiến đấu cơ hàng đầu, và Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ngoài Liên bang Xô Viết vận hành chiếc máy bay này. Từ năm 1992-2000, Trung Quốc mua 38 chiếc Su-27SK, và 40 chiếc Su-27 UBK (hai ghế).

Su-27SK trang bị tên lửa không đối không R-27 và R-73 của Nga, nhưng có ít vũ khí hỗ trợ chiến đấu trên bộ. Phiên bản của Trung Quốc đã được gia cô bộ phận hạ cánh, nên có thể chuyên chở theo lượng bom đạn nặng hơn.

Năm 1995, Trung Quốc nói không còn muốn mua máy bay lắp ráp hoàn chỉnh tại Nga, nhưng lại muốn mua bằng sáng chế, cho phép sản xuất các phụ tùng của Su-27 tại Trung Quốc. Nga đồng ý với điều kiện các động cơ thiết bị điện tử hàng không vẫn phải sản xuất tại Nga. Theo thỏa thuận, Trung Quốc sản xuất 200 chiếc máy bay - nay là J-11 - chỉ với 2,5 tỷ USD.

{keywords}
Sukhoi Su-27 của Nga

Trung Quốc trước kia thường sao chép các xe tăng, máy bay của Liên Xô. Giờ Nga đã biết cách kiếm lại tiền từ các bản sao vũ khí của mình. Tuy nhiên, tới năm 2004, khi đã lắp ráp được 100 máy bay, Trung Quốc đã hủy số hàng còn lại trong hợp đồng, với lý do Su-27 không đáp ứng được nhu cầu, vì họ muốn có máy bay sở hữu vũ khí chính xác.

Ba năm sau đó, Trung Quốc tiết lộ rằng, Tổng công ty Máy bay Shenyang đã sản xuất J-11B mà không liên quan tới Nga. Mặc dù 90% bộ phận của J-11 là sản xuất trong nước, thì người ta vẫn nhận ra khung máy bay có nguồn gốc từ Su-27. Bắc Kinh đã né tránh việc chi trả cho toàn bộ hợp đồng, và dùng công nghệ đảo ngược để ‘lột xác’ toàn bộ chiếc Flanker của Nga.

{keywords}
J-11 của Trung Quốc

Trên thực tế, chiếc J-11B đã được hiện đại hóa ở nhiều khía cạnh, và mang đặc trưng của riêng Trung Quốc: phần hiển thị phi công và ‘buồng lái kính’, hệ thống bình thở ô-xy trong khoang lái (giúp phi công tỉnh táo khi ở độ cao hoặc thao tác nhào lộn khó), và hệ thống Cảnh báo Tên lửa Tiếp cận đều mới.

Hệ thống radar Noo1E của Nga được thay thế bằng Type1493 pulse-Doppler của Trung Quốc (được cho là có thể phát hiện các máy bay cách đó 90 dặm và các tàu nổi cách trên 200 dặm). Khung máy bay cũng làm từ vật liệu nhẹ hơn.

J-11 được trang bị các tên lửa và đạn dược chủ yếu của Trung Quốc, bao gồm tên lửa dẫn đường tầm gần PL-8 và tên lửa dẫn đường tầm xa PL-12 (tầm bắn trên 100km), cùng với các loại đạn dược hỗ trợ tấn công trên bộ.

Điểm yếu lớn nhất của J-11 là các động cơ phản lực cánh quạt đẩy WS-10A Taihang. Có thông tin cho rằng, động cơ WS-10A cần phải đại tu cứ sau 30 giờ bay, còn động cơ của Su-27 do Nga sản xuất là AL-31F đại tu sau 400 giờ bay.

Dù vấn đề này Trung Quốc nói rằng đã khắc phục được, nhưng động cơ WS-10A vẫn để lại ấn tượng xấu, không chỉ với J-11 mà còn với cả chương trình máy bay tàng hình của Trung Quốc nói chung.

Lê Thu

TQ ý đồ đưa 8 tàu khách du lịch ra Biển Đông

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Bắc Kinh định đưa hơn 8 tàu thủy chở khách ra Biển Đông phục vụ du lịch trong vòng 5 năm tới.

TQ: “Bắc Kinh có thể lập ADIZ ở Biển Đông”

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố, Bắc Kinh có thể thiết lập Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Đông nếu họ cảm thấy bị đe dọa.

TQ tung trực thăng WZ-10 tập trận trên biển Đông

WZ-10 là loại trực thăng trang bị vũ khí hạng nặng, với hỏa lực áp đảo nhằm tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển.

Ba tàu khu trục hiện đại nhất của Mỹ ở biển Đông

Tàu USS Spruance DDG-111, USS Decatur DDG-73 và USS Momsen DDG-92, đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, cảnh giới ở biển Đông.