Thế giới tình hình chung kém đi, trong khi Việt Nam được cho là tốt lên. Câu hỏi được đặt ra là, thế giới chết chìm, Việt Nam có bơi băng băng được không? Điều này có đúng không?

Khó khăn chồng chất

Cân đối ngân sách năm nào cũng khó khăn, không phải chỉ có 2015 nhưng trong các năm trước khoảng trống trần nợ công còn, nay trần nợ công gần như chạm ngưỡng 65%. Đây là điều lo ngại của ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (NFSC).

Theo ông Phước, bội chi ngân sách năm 2015 cũng có 2 con số 5,7% và 6,1%. Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra cách tiếp cận khác nhau, trong đó còn liên quan tới cách tính gói 30 ngàn tỷ cho bất động sảnTuy nhiên, vấn đề đáng sợ ở chỗ: cả 2 con số đó rất cao và dư địa cho đầu tư phát triển cũng rất hạn hẹp và nguồn lực tài chính quốc gia hạn chế.

{keywords}
Đầu tư công tăng với tốc độ nhanh.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế lo ngại về tình hình nợ công và khả năng cân đối ngân sách quốc gia. Chuyên gia này khẳng định, tình hình ngân sách năm nay đã gay go và năm sau cũng sẽ tiếp tục như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới thị trường tài chính Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính trước Ủy ban thường vụ Quốc hội hồi đầu tháng 3/2016, chỉ tính riêng nợ chính phủ, chưa tính tới nợ chính phủ bảo lãnh, đã vượt giới hạn cho phép 50% GDP mà chủ yếu là do GDP thực tế theo giá hiện hành 2015 giảm mạnh trong khi phát hành trái phiếu chính phủ tăng mạnh tới 3,5 lần.

TS Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch NFSC cũng thừa nhận dư địa chính sách hạn hẹp, nguồn lực tài chính quốc gia hạn chế sẽ là những thách thức cho kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều khó khăn, bất định, chính sách tài chính, tiền tệ của các nền kinh tế lớn còn có thể có những diễn biến khó lường.

CTCK Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) gần đây đã trích dẫn lại các số liệu cho thấy tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng gia tăng mạnh và liên tục, từ mức 51,7% năm 2010 lên mức 59,6% năm 2014 và ước tính sẽ đạt mức 64,3% trong năm 2017, sát mức trần 65% mà Quốc hội cho phép.

Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội quan ngại về tốc độ tăng nợ công bình quân đến trên 20%/năm trong thời gian qua. Không những thế, tỷ trọng vốn vay kỳ hạn ngắn cao dẫn đến tình trạng phải vay đảo nợ, gây lúng túng, bị động trong điều hành ngân sách. Trong khi nợ công tăng nhanh thì việc sử dụng vốn vay còn dàn trải, hiệu quả thấp. Công tác quản lý nợ công còn phân tán, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương.

FDI: Nguồn lợi và thách thức

{keywords}
Nợ công cao nhưng đầu tư được cho là chưa hiệu quả.

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, mặc dù Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nổi bật nhưng tỷ lệ nợ công/GDP vẫn có xu hướng tăng liên tục với tốc độ khá nhanh. Nếu Việt Nam chậm thực hiện chương trình thắt chặt tài khóa thì mức độ bền vững nợ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nợ công đe dọa thành tích tăng trưởng.

Không những thế, điều mà nhiều chuyên gia lo ngại còn là sự phụ thuộc bên ngoài ngày càng gia tăng và tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua cũng không phải là hoàn toàn mầu hồng.

Theo ông Phước, tăng trưởng 6,68% trong năm 2015 không chỉ cao mà còn rất đẹp về con số. Tuy nhiên, gia tốc tăng trưởng đang chậm lại. Và điều quan trọng là tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. FDI là động lực cho tăng trưởng, giống như các đội bóng thuê cầu thủ ngoại.

“Nói gì thì nói, nội lực của nền kinh tế chúng ta còn thấp. Về xuất khẩu, FDI chiếm 60%, ta 40%. Tăng chủ yếu nhờ FDI. Chúng ta phụ thuộc vào FDI nhiều. Khắc phục như thế nào là một vấn đề của thì tương lai”, ông Phước bình luận.

Ông Trần Đinh Thiên cũng thừa nhận áp lực dựa vào FDI và lo ngại về ý chí mong muốn đạt tăng trưởng và bệnh thành tích có thể khiến Việt Nam sẽ ngày càng phải dựa vào FDI vì thế của Việt Nam yếu.

“Chuyện kinh tế thế giới đi xuống, nhất là nhóm BRIC và đặc biệt là Trung Quốc, sẽ có tác động mạnh tới Việt Nam. Ảnh hưởng tới Việt Nam là ghê gớm”, ông Thiên lo ngại.

Cũng theo chuyên gian này, thế giới tình hình chung kém đi, trong khi Việt Nam được cho là tốt lên. Điều đó có nghĩa là không giống thế giới. Câu hỏi được đặt ra là, thế giới chết chìm, Việt Nam có bơi băng băng được không? Điều này có đúng không?

Nguyên Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy thì cho rằng, cần có cái nhìn tổng thể, bức tranh tổng thể về sức khỏe của nền kinh tế. Việc đánh giá cái đã qua để hình dung dự báo cho cái sắp tới, nên làm gì và không nên làm gì.

Cũng theo ông Thúy, cần phải đề phòng sự hồ hởi của dòng vốn FDI, FII qua các làn sóng hội nhập qua các thời kỳ như hồi đầu mở cửa, tiếp sau là vào WTO và cú mở mạnh lần này. Dòng vốn rút ra khỏi nhiều nước nhưng chưa khỏi Việt Nam. Nhưng Việt Nam, theo đánh giá của Harvard, như 1 cô gái sắp tới tuổi lấy chồng, nhưng đỏng đảnh quá, không thể kết duyên được và rút ra. Rồi có thể rút ra rồi quá lứa lỡ thì.

TS. Thiên cũng cho rằng, con đường tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công đã vạch ra rõ ràng. Tuy nhiên, cần làm rõ sức khỏe của nền kinh tế hiện nay như thế nào để tài cơ cấu một cách căn bản. Nếu không, kinh tế chỉ phục một cách bất bình thường. Khi tốt tăng trưởng mới tốt, còn nếu yếu thì tăng thậm chí còn tốn nhiều chi phí và trả giá trong dài hạn.

M. Hà