Tiền điện tử, hay còn gọi là tiền mã hóa, đang trên đà phát triển mạnh mẽ với giá trị thị trường hiện đạt 159 tỷ USD (tính đến thời điểm 8/.2017). Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý tiền điện tử. Tuy nhiên, có những kiến thức cơ bản mà chưa hẳn ai đã biết về loại tiền này.

Theo các chuyên gia từ CryptoLabs, 'tiền điện tử' xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009, tiền điện tử đầu tiên được hình thành dưới cái tên ‘Bitcoin'. Giá trị của đồng tiền này đã tăng vọt: 100 đô la Mỹ Bitcoin năm 2010 tương đương với 2 triệu đô vào năm 2017.

{keywords}

Tuy là đồng tiền được ưa chuộng nhất nhưng Bitcoin lại không phải là duy nhất. Rất nhiều đồng tiền khác đã phát triển với tốc độ “tên lửa” và mang lại cả gia tài cho nhà đầu tư như “anh hai” Ethereum - đồng tiền có giá trị tăng tới 5000% so với năm 2016.

Tuy nhiên, việc tiền điện tử ngày càng trở nên được biết đến rộng rãi và nhiều nước công nhận không chỉ bởi giá trị vật chất, mà còn bởi tính bảo mật tuyệt đối đối với người dùng.

Tiền điện tử không thể tồn tại nếu không có các “thợ mỏ”.Giống như bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào, tiền điện tử luôn có một nguồn cung giới hạn. Và cũng như trong thế giới thực, việc khai thác được tiền điện tử đòi hỏi phải đầu tư công sức và máy móc. Tiền điện tử sẽ được tạo ra khi các “thợ mỏ” sử dụng “siêu máy tính” và giải các thuật toán phức tạp để xác nhận giao dịch và ngăn chặn gian lận.

Điều đó đồng nghĩa với việc càng nhiều thợ mỏ thì các giao dịch càng được thực hiện nhanh chóng, và càng ít gian lận. Đó là lý do vì sao ngoài khoản tiền thu được khi đào, các “thợ mỏ” còn nhận được phần thưởng sau mỗi giao dịch.

Chia sẻ trước thềm hội thảo về “Tiền điện tử và chuỗi khố Blockchanin” được tổ chức ở Hà Nội đầu tháng 9 tới, các chuyên gia cho rằng, trong thế giới tiền ảo không thể bỏ qua vai trò của blockchain. 

Blockchanin đối với tiền điện tử cũng tương tự như Internet đối với Email, nó giống như một nền tảng cho phép con người xây dựng những ứng dụng khác nhau, và tiền điện tử là một trong số đó. Mọi giao dịch thanh toán bằng tiền điện tử sẽ được lưu lại vào blockchain để xác nhận quyền sở hữu đồng tiền đó.

Blockchain được hiểu như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ. Ưu điểm lớn nhất của blockchain là tính bảo mật và minh bạch cao bởi nó ghi chép lại toàn bộ thông tin về hàng hóa, từ bước sản xuất đến tận giai đoạn tiêu dùng. Hiểu một cách đơn giản, đây là một kỹ thuật mã hóa cho phép xác minh thông tin xuyên suốt vòng đời của sản phẩm, tự động theo dõi dòng đi của sản phẩm giữa các bên. Quyền truy cập tới các thông tin này được giao cho tất cả mọi người trong hệ thống, chứ không phụ thuộc vào một bên trung gian như ngân hàng. Vì vậy, dữ liệu một khi đã được xác thực và lưu lại sẽ khó bị thay đổi hay đánh cắp.

Mai Ngọc