- Thời gian vừa qua, hàng loạt vụ "tín dụng đen" ở Hà Nội bị đổ vỡ. Có vụ lên đến hàng chục tỷ đồng gây thảm cảnh cho nhiều gia đình và hệ lụy của nó khó khắc phục. Tuy nhiên “Vỡ nợ là việc của thiên hạ", những vụ buôn tiền vẫn tiếp tục diễn ra. Phóng viên VietNamNet đã đi sâu tìm hiểu nghề "buôn tiền". Chúng tôi sẽ lần lượt đăng tải về loạt bài điều tra này.
TIN BÀI KHÁC
Trái ngược hoàn toàn với suy đoán của chúng tôi, thông tin về những vụ đổ vỡ “tín dụng đen” với thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng gần đây tại Hà Nội dường như chẳng có tác dụng là mấy đối với những người đã và đang tham gia các đường dây tín dụng tư nhân…
Vỡ nợ là việc của…người ta
“Vỡ nợ là việc của thiên hạ. Đã xác định sống bằng nghề “buôn tiền” thì phải tỉnh. Vì tham đồng lãi mà giao tiền cho kẻ lừa đảo, cho kẻ đang làm ăn thua lỗ thì tiền mất, tật mang là việc đương nhiên!” – Đó là lời khẳng định của Dương “vẩu” – Một chủ tiền chuyên cho vay lãi ở khu vực Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
Mặc dù dưới tay Dương “vẩu” có khoảng 20 đệ tử chuyên đi thu tiền, “thẩm định” khách vay và kiêm luôn việc đi thu hồi nợ nhưng mỗi khi có khách hỏi vay với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên, Dương vẫn thường tự mình đi “test khách”. “Khách vay thì nhiều nhưng lắm khi đi rạc cẳng cả ngày trời mà cuối cùng vẫn không dám xuất tiền bởi chẳng có gì bảo đảm là đồng tiền đó sẽ trở lại với mình” – Dương than thở.
“Từ người bán hàng rau, quán nước cho đến cán bộ công chức nhà nước, thậm chí cả cán bộ ngân hàng, tất tật đều có thể dễ dàng tham gia “làng tín dụng đen” khi có tiền hoặc có nhu cầu vay. Người có tiền nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời nhiều hơn so với mang gửi ngân hàng. Kẻ muốn vay thì cần tiền để đầu cơ trong thời gian ngắn, để đáo hạn ngân hàng, để nhập hàng về bán hay đơn giản là để trả một khoản nợ do lô đề, cá độ bóng đá..v..v.. Sau khi “tiền trao – giấy viêt”, nếu mọi việc xuôi chèo mát mái thì ai cũng có lợi. Thế nhưng khi đổ vỡ xảy ra, người cho vay tiền thường sẽ phải chịu phần thiệt hơn nếu không nói là mất trắng” – Dương “vẩu” khẳng định.
Càng đi sâu tìm hiểu về nghề buôn tiền – “tín dụng đen”, tôi càng nhận thấy những điều Dương “vẩu” nói là đúng. Ma lực từ những đồng tiền lãi quá nhanh chóng cộng với thủ tục cho vay lỏng lẻo có thể dễ dàng khiến cho nhiều người “bén duyên” với “tín dụng đen”, bất chấp những rủi ro và hậu quả nghiêm trọng đã được cảnh báo từ trước.
“Chẳng có mấy nghề sinh lời nhanh và dễ như cho vay lãi. Mà nghề nào chẳng có rủi ro, lãi suất lớn thì rủi ro cao cũng là việc đương nhiên. Trong nghề này, khôn thì đói, dại thì vỡ, chỉ có kẻ tỉnh táo mới có thể tồn tại” – Đức “khốt” – Một chủ cho vay tiền ở khu vực phố cổ kết luận.
Tôi đi cho vay lãi!
Giắt túi số tiền 100 triệu đồng được một anh bạn cho vay không lấy lãi trong 1 tháng kèm theo lời dặn “Cẩn thận đấy! Khách nó mà “bùng” thì đôi ta cùng…chết!”, tôi lân la bước vào làng “tín dụng đen” với tư cách đàn em của Thắng “béo” – Người có thâm niên gần 10 năm trong “nghề” buôn tiền.
Trước khi chính thức cho tôi theo “học nghề”, Thắng “béo” dặn trước “Tớ chỉ giới thiệu khách và gợi ý về cách thẩm định khách thôi, lời lãi bao nhiêu của cậu cả nên nếu có mất mát thì cũng đừng kêu ca gì nhé!”. Và vị khách đầu tiên mà Thắng giới thiệu đến gặp tôi tại một quán cà phê đầu phố Hàng Chuối là một gã thanh niên ăn mặc khá sành điệu, đầu tóc xe pháo láng cóng.
Ngồi nghe gã thanh niên “chém gió” và trình bày lí do vay tiền “Em cần gấp 50 triệu để đặt cọc cho lô hàng quần áo hơn 1 tỷ, lãi bao nhiêu cũng được” mà tôi có cảm giác như 2 cọc tiền mệnh giá 500 nghìn nhảy nhót muốn ra khỏi túi để chạy sang với vị khách thơm nức mùi nước hoa hàng hiệu. Quay sang nhìn Thắng “béo” để thăm dò, tôi chột dạ khi thấy gã khẽ nhếch mép cười và hơi nghiêng đầu ý như tỏ vẻ không hài lòng nên đành lấy lý do không mang sẵn tiền để từ chối cho vay.
Chẳng đợi gã thanh niên đi khuất bóng, Thắng chép miệng bảo tôi: “Ông mà xuất tiền cho thằng này thì biết bao giờ mới thu lại được. Buôn bán gì nó? Có mà vay để trả tiền cá bóng đá thì có ấy!”. Rồi gã từ tốn giảng giải cho tôi kinh nghiệm thẩm định khách vay tiền tích lũy được suốt những năm tháng theo nghề khiến tôi đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.
Dù đã tiếp thu được không ít kinh nghiệm quý báu từ những gã như Thắng “béo” nhưng phải đến vị khách thứ 8 trong tuần – một phụ nữ trung tuổi, công việc ổn định và gia đình đàng hoàng – người muốn vay đúng 100 triệu để giải quyết việc gia đình thì tôi mới nhận được cái gật đầu “Ok! Xuất tiền đi!” của Thắng.
Khách vay 100 triệu, giá 4 nghìn đồng/ 1 triệu/ 1 ngày thì trong 1 tháng tôi đã bỏ túi 12 triệu đồng – Gấp 6 lần lãi suất ngân hàng. Cầm 12 triệu trong tay, tôi hí hửng rủ Thắng đi làm chầu bia mừng khoản lại đầu tiên thu được thì lại bị gã dội cho gáo nước lạnh “Đừng hoang phí thế, cứ giữ lại đừng tiêu! Khi nào 100 triệu quay về thì cậu mời tớ vẫn chưa muộn!”…
M.Thành
TIN BÀI KHÁC
Kiểm soát sinh viên: chỉ bằng thẻ ư?
Trên bảo, dưới không nghe?
Hãi hùng cung đường tử thần trên quốc lộ 48
Ngân hàng lãi to doanh nghiệp điêu đứng
Số chứng minh nhân dân được in màu đen
Trên bảo, dưới không nghe?
Hãi hùng cung đường tử thần trên quốc lộ 48
Ngân hàng lãi to doanh nghiệp điêu đứng
Số chứng minh nhân dân được in màu đen
Trái ngược hoàn toàn với suy đoán của chúng tôi, thông tin về những vụ đổ vỡ “tín dụng đen” với thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng gần đây tại Hà Nội dường như chẳng có tác dụng là mấy đối với những người đã và đang tham gia các đường dây tín dụng tư nhân…
Vỡ nợ là việc của…người ta
“Vỡ nợ là việc của thiên hạ. Đã xác định sống bằng nghề “buôn tiền” thì phải tỉnh. Vì tham đồng lãi mà giao tiền cho kẻ lừa đảo, cho kẻ đang làm ăn thua lỗ thì tiền mất, tật mang là việc đương nhiên!” – Đó là lời khẳng định của Dương “vẩu” – Một chủ tiền chuyên cho vay lãi ở khu vực Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
Mặc dù dưới tay Dương “vẩu” có khoảng 20 đệ tử chuyên đi thu tiền, “thẩm định” khách vay và kiêm luôn việc đi thu hồi nợ nhưng mỗi khi có khách hỏi vay với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên, Dương vẫn thường tự mình đi “test khách”. “Khách vay thì nhiều nhưng lắm khi đi rạc cẳng cả ngày trời mà cuối cùng vẫn không dám xuất tiền bởi chẳng có gì bảo đảm là đồng tiền đó sẽ trở lại với mình” – Dương than thở.
“Từ người bán hàng rau, quán nước cho đến cán bộ công chức nhà nước, thậm chí cả cán bộ ngân hàng, tất tật đều có thể dễ dàng tham gia “làng tín dụng đen” khi có tiền hoặc có nhu cầu vay. Người có tiền nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời nhiều hơn so với mang gửi ngân hàng. Kẻ muốn vay thì cần tiền để đầu cơ trong thời gian ngắn, để đáo hạn ngân hàng, để nhập hàng về bán hay đơn giản là để trả một khoản nợ do lô đề, cá độ bóng đá..v..v.. Sau khi “tiền trao – giấy viêt”, nếu mọi việc xuôi chèo mát mái thì ai cũng có lợi. Thế nhưng khi đổ vỡ xảy ra, người cho vay tiền thường sẽ phải chịu phần thiệt hơn nếu không nói là mất trắng” – Dương “vẩu” khẳng định.
Ma lực từ những đồng tiền lãi quá nhanh chóng cộng với thủ tục cho vay
lỏng lẻo có thể dễ dàng khiến cho nhiều người “bén duyên” với “tín dụng
đen”, bất chấp những rủi ro và hậu quả nghiêm trọng đã được cảnh báo từ
trước. (ảnh minh họa) |
“Chẳng có mấy nghề sinh lời nhanh và dễ như cho vay lãi. Mà nghề nào chẳng có rủi ro, lãi suất lớn thì rủi ro cao cũng là việc đương nhiên. Trong nghề này, khôn thì đói, dại thì vỡ, chỉ có kẻ tỉnh táo mới có thể tồn tại” – Đức “khốt” – Một chủ cho vay tiền ở khu vực phố cổ kết luận.
Tôi đi cho vay lãi!
Giắt túi số tiền 100 triệu đồng được một anh bạn cho vay không lấy lãi trong 1 tháng kèm theo lời dặn “Cẩn thận đấy! Khách nó mà “bùng” thì đôi ta cùng…chết!”, tôi lân la bước vào làng “tín dụng đen” với tư cách đàn em của Thắng “béo” – Người có thâm niên gần 10 năm trong “nghề” buôn tiền.
Trước khi chính thức cho tôi theo “học nghề”, Thắng “béo” dặn trước “Tớ chỉ giới thiệu khách và gợi ý về cách thẩm định khách thôi, lời lãi bao nhiêu của cậu cả nên nếu có mất mát thì cũng đừng kêu ca gì nhé!”. Và vị khách đầu tiên mà Thắng giới thiệu đến gặp tôi tại một quán cà phê đầu phố Hàng Chuối là một gã thanh niên ăn mặc khá sành điệu, đầu tóc xe pháo láng cóng.
Ngồi nghe gã thanh niên “chém gió” và trình bày lí do vay tiền “Em cần gấp 50 triệu để đặt cọc cho lô hàng quần áo hơn 1 tỷ, lãi bao nhiêu cũng được” mà tôi có cảm giác như 2 cọc tiền mệnh giá 500 nghìn nhảy nhót muốn ra khỏi túi để chạy sang với vị khách thơm nức mùi nước hoa hàng hiệu. Quay sang nhìn Thắng “béo” để thăm dò, tôi chột dạ khi thấy gã khẽ nhếch mép cười và hơi nghiêng đầu ý như tỏ vẻ không hài lòng nên đành lấy lý do không mang sẵn tiền để từ chối cho vay.
Chẳng đợi gã thanh niên đi khuất bóng, Thắng chép miệng bảo tôi: “Ông mà xuất tiền cho thằng này thì biết bao giờ mới thu lại được. Buôn bán gì nó? Có mà vay để trả tiền cá bóng đá thì có ấy!”. Rồi gã từ tốn giảng giải cho tôi kinh nghiệm thẩm định khách vay tiền tích lũy được suốt những năm tháng theo nghề khiến tôi đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.
Dù đã tiếp thu được không ít kinh nghiệm quý báu từ những gã như Thắng “béo” nhưng phải đến vị khách thứ 8 trong tuần – một phụ nữ trung tuổi, công việc ổn định và gia đình đàng hoàng – người muốn vay đúng 100 triệu để giải quyết việc gia đình thì tôi mới nhận được cái gật đầu “Ok! Xuất tiền đi!” của Thắng.
Khách vay 100 triệu, giá 4 nghìn đồng/ 1 triệu/ 1 ngày thì trong 1 tháng tôi đã bỏ túi 12 triệu đồng – Gấp 6 lần lãi suất ngân hàng. Cầm 12 triệu trong tay, tôi hí hửng rủ Thắng đi làm chầu bia mừng khoản lại đầu tiên thu được thì lại bị gã dội cho gáo nước lạnh “Đừng hoang phí thế, cứ giữ lại đừng tiêu! Khi nào 100 triệu quay về thì cậu mời tớ vẫn chưa muộn!”…
M.Thành