Qua 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác do Ngân hàng CSXH thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 735.186 lượt hộ được vay vốn; nhờ vốn vay giúp 84.927 hộ thoát nghèo; 48.790 hộ thoát cận nghèo; giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 115.514 lao động; 69.625 học sinh sinh viên có điều kiện trang trải chi phí học tập….

Các chương trình tín dụng ưu đãi giúp hộ vay có điều kiện mở rộng sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần quan trọng cho thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm từng năm, từng giai đoạn từ 22,72% năm 2005 xuống còn 0,9% năm 2021.

Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Ka Dơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Ka Dơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Ka Dơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Được vay vốn chương trình học sinh sinh viên, cô Nai Thiết, dân tộc Khmer ở xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương sau 2 năm học trung cấp mẫu giáo, ra trường có việc làm ổn định. 
Được vay vốn chương trình học sinh sinh viên, cô Nai Thiết, dân tộc Khmer ở xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương sau 2 năm học trung cấp mẫu giáo, ra trường có việc làm ổn định. 
Gia đình anh Nguyễn Quang Huy ở thôn Suối Thông, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư nhà lưới trồng hoa gia đình có việc làm thu nhập ổn định. 
Gia đình anh Nguyễn Quang Huy ở thôn Suối Thông, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư nhà lưới trồng hoa gia đình có việc làm thu nhập ổn định. 
Có thêm vốn vay ưu đãi, gia đình ông Bùi Đăng Sơn ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có điều kiện mở rộng chuồng trại nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình chị My La, dân tộc Chill ở thôn Ta Ly 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương được vay 20 triệu chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư khoan giếng, làm bể nước, xây nhà vệ sinh, cuộc sống gia đình được cải thiện.
Có thêm vốn vay chương trình hộ thoát nghèo, gia đình ông Võ Hữu Tàu ở thôn Quảng Thuận, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương có điều kiện đầu tư nhà lưới rau màu, ớt mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.
Nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc Chu Ru ở buôn Ka Đơn, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương được vay vốn đầu tư làm nghề mây tre đan góp phần tăng thu nhập, giữ nghề truyền thống.
Những ruộng hoa đầy màu sắc ở thành phố ngàn hoa có sự đóng góp từ nguồn vốn vay ưu đãi.

Ngọc Dũng, Hồng Nhì, Thanh Hà, Thanh Bình, Kiều Oanh, Thu Huyền