Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ 11 BCH TƯ khóa 12 sáng nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề cập đến nhiều nội dung quan trọng của dự thảo báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội 13 của Đảng và tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019-2020.

{keywords}
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Nhiệm vụ trung tâm của công cuộc đổi mới

Về dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội 13, theo Tổng bí thư, đây là một báo cáo rất quan trọng, đi sâu vào lĩnh vực cơ bản, nhiệm vụ trung tâm của công cuộc đổi mới.

Dự thảo báo cáo đã được xây dựng trên cơ sở tổ chức nghiên cứu theo 42 nhóm chuyên đề; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các cơ quan, đơn vị trong nước và nước ngoài; tổ chức 7 hội nghị với đại diện lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; trao đổi lấy ý kiến của các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các chuyên gia, các nhà khoa học...

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị TƯ căn cứ vào thực tế đất nước tập trung thảo luận, đánh giá một cách khách quan, khoa học tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và 10 năm 2011-2020.

Đồng thời, xác định rõ ràng, đúng đắn vị thế, động lực, nguồn lực của đất nước, sức mạnh của dân tộc trước khi bước vào nhiệm kỳ kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội mới; chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm được rút ra.

{keywords}
Ảnh: Nhật Bắc

Tổng bí thư lưu ý, báo cáo cần xác định phương hướng, quan điểm, mục tiêu, các đột phá chiến lược, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và 10 năm 2021-2030 sao cho thật đúng, thật sát với tình hình thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế, khu vực.

Trong đó, chú ý các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, những cơ chế, chính sách, biện pháp mới có tính đột phá, khả thi cao, đóng góp thiết thực vào việc phát huy, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước.

Phải nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức 

Đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019-2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý đến bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu thấp hơn so với năm 2018 và dự báo còn có thể tiếp tục suy giảm trong năm 2020; cạnh tranh chiến lược, xung đột thương mại giữa các nước lớn ngày càng phức tạp, khó lường; thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế có nhiều biến động, gây tâm lý lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị TƯ xem xét, phân tích thật kỹ thực tế tình hình của các ngành, lĩnh vực và địa phương để thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm, dự báo cả năm 2019.

Từ đó, chỉ rõ những kết quả, thành tích nổi bật đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân.

Tổng bí thư nhấn mạnh đến việc chú ý đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ở mức 6,6-6,8%.

Chú ý các mục tiêu về phát triển văn hoá - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế, uy tín quốc gia…

{keywords}
Các đại biểu dự hội nghị TƯ 11. Ảnh: Nhật Bắc

Đồng thời, phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.

Từ đó, xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020 và các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2020.

Ngoài ra, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh việc chú ý đến những chính sách, biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém còn tồn tại, đặc biệt là trong giải ngân vốn đầu tư công và triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng.

Đồng thời, đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả DNNN; quản lý nhà nước về văn hoá, xã hội, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, thông tin, truyền thông; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; cải cách hành chính; bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công...

Thu Hằng

Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Chú ý những vấn đề mới, còn ý kiến khác nhau

Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Chú ý những vấn đề mới, còn ý kiến khác nhau

Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề nghị TƯ chú ý đến những vấn đề mới, còn ý kiến khác nhau để Bộ Chính trị nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội 13.