- Nếu ngẫm kỹ sẽ không khó nhận ra nhiều nhược điểm của lối tư duy “tốt khoe xấu che”. 

Tục ngữ, ngạn ngữ của Việt Nam là một kho tri thức phong phú, nhiều kinh nghiệm và triết lý sống đã được tiền nhân đúc kết. Nhưng, ngoài những câu ngạn ngữ còn nguyên giá trị thì cũng có những câu có nội dung không còn hợp thời nếu áp dụng một cách máy móc có thể gây phương hại nhiều mặt. "Tốt khoe xấu che" là một câu như vậy. 

Ra chợ hay đi siêu thị... ở hàng bán tôm người bán lựa những con tôm to và tươi để lên trên khay đựng, khi có khách mua thì xạo tay xuống dưới vợt lên cân, trộn lẫn trong đó có những con tôm có kích thước bé hơn.

Bán trái cây chôm chôm, quả nhãn và các loại hàng hóa khác hầu như đều được trưng bày theo mô thức như vậy. Một người quen mới đây cho tôi xem một cái vỉ chứa hai quả táo còn nguyên tem, mã vạch vừa mới mua ở một siêu thị, mặt trên sản phẩm còn tươi nhưng khi mở ra thì mặt dưới của một quả đã hỏng.

Nếu ngẫm kỹ sẽ không khó nhận ra nhiều nhược điểm của cách làm này.  

{keywords}
“Tốt khoe xấu che” có khi còn thành sự lãng phí, trưởng giả. Trong ảnh: Cổng chào tiền tỷ đang trong quá trình xây dựng (tháng 1/2016) của một huyện nghèo. Ảnh: Vũ Trung

Về mặt chất lượng không ổn…

"Tốt khoe xấu che" tức là chất lượng hàng hóa không đồng đều. Trong bất kỳ một lĩnh vực ngành nghề gì nếu tạo ra sản phẩm có chất lượng không đồng đều thì không thể coi là tốt, là thành công được. 

Một số nhà sản xuất ngày nay sớm nhận thức điều đó nên để bán được sản phẩm, khi quảng cáo họ nói “tốt gỗ tốt cả nước sơn”, hay "trong ngoài tốt đều"! Có thể đâu đó còn có sự lập lờ, hoặc không đúng với thực tế nhưng câu quảng cáo đã khẳng định "trong ngoài đều tốt" là một giá trị cần phải hướng tới. Hàng hóa tiêu dùng bán rộng rãi ngoài thị trường mà “tốt khoe xấu che” phản ánh một não trạng "ăn xổi" của chủ nhân, sớm muộn gì cũng gặp lao đao.

Ngay cả sản phẩm quần áo, một loại đồ dùng mà "tính hai mặt" biểu hiện rõ nhất, thì mặt trái của áo quần ngày nay cũng được cắt may một cách chỉn chu bảo đảm các tiêu chí thẩm mỹ bởi các nhà cắt may chuyên nghiệp. Thậm chí xu thế thời trang hiện đại đã có những công ty sản xuất ra những bộ cánh có thể dùng cả hai mặt tuỳ theo mục đích sử dụng.

Đồ nội thất thông minh cũng vậy, đang là một bộ sofa nhưng khi cần thay đổi chức năng  sử dụng thì chỉ cần hai, ba động tác là các bộ phận bên trong được bung ra làm thành một chiếc giường ngủ tiện nghi, đẹp... cho thấy không có giới hạn giữa mặt phải và mặt trái nữa, thì "tốt khoe xấu che" hết đất dụng võ!

Trong tình yêu hôn nhân mà áp dụng “tốt khoe xấu che” cũng là thảm hoạ. Vợ chồng là chuyện cả đời, che được một lúc đâu che được mãi. Đến lúc vỡ lẽ thì mộng tan, tình cũng tan.

… Về hình thức cũng không ổn nốt

Văn hóa "tốt khoe xấu che" rõ ràng có "lợi thế" về mặt hình thức. Nhưng xét cho cùng cái "lợi thế" này do chủ trương bởi những người "cạn nghĩ" nên cũng không thể hiện giá trị thẩm mỹ gì đáng kể, chưa kể nó còn gây ngộ nhận về tiêu chí thẩm mỹ cho nhiều người, góp phần khuyến khích lối sống phô trương chạy theo hình thức.

Người lao động chân quê do bị ảnh hưởng văn hóa "tốt khoe xấu che" có khi cũng gây ra những hành vi phản cảm. Mới đây truy cập vào trang cá nhân vài người bạn "thời tắm mưa" mất liên lạc đã lâu mới kết nối lại được, tôi cảm thấy choáng ngợp với độ lung linh những bức hình Avatar (ảnh đại diện) của "thằng Cu", "con Bẹn"... từng một thời chăn bò đuổi vịt với tôi ngoài quê. 

Một facebooker độ tuổi "bà ngoại" đăng hình đại diện với bộ đồ đi biển, ghi chú: "Em đang bình yên với biển", có chị lại cố tạo dáng cho giống mấy cô người mẫu, hotgirl tuổi teen... làm đề tài đàm tiếu cho "các ông ngoại" trên bàn nhậu! 

Tôi lặng nghe một niềm xót xa... Các chị là những người lao động chân chất đều đi ra từ ruộng đồng. Giữa thập diên mai phục của thời đại bùng nổ thông tin, giá trị chuẩn mực có phần đảo lộn, lệch lạc. Mặt trái của Mạng xã hội làm nhiều người trở thành "con nghiện" chăm chút hình ảnh cá nhân một cách thiếu cân nhắc, tiếng Việt cập nhật từ mới rất nhanh: "ảo tung chảo"! 

Báo chí không ít lần đưa tin nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam có khuynh hướng "một đi không trở lại" hoặc "ngậm bồ hòn làm ngọt" khi "check out", phần lớn cũng là do quan điểm "tốt khoe xấu che" của những "ông chủ" công ty du lịch, chủ nhà hàng khách sạn... mà ra. 

Chuyện buôn bán, đời sống là vậy. Với những chuyện lớn hơn, “tốt khoe xấu che” còn thành sự lãng phí, trưởng giả. Có những địa phương ở nước ta kinh tế kém phát triển, tỉ lệ hộ dân nghèo còn cao, hàng năm phải đi xin trợ cấp Trung ương để cứu đói, xây các công trình phúc lợi xã hội... nhưng lãnh đạo các nơi đó không ngần ngại phóng tay xây trụ sở, tượng đài nghìn tỉ, cổng chào trăm tỉ...

Nên là "trong ngoài tốt đều" thay vì "tốt khoe xấu che", nếu chưa được "tốt đều" thì mạnh dạn "xấu khoe tốt che" cho mau tiến bộ. Tiếng Anh cũng có câu ngạn ngữ: "Do good for others. It will come back in unexpected ways" (hãy làm điều tốt cho người khác rồi bạn sẽ nhận lại kết quả theo cách không thể ngờ)!

Trúc Nguyễn

Giám đốc Nhật cúi đầu: Người Việt ngưỡng mộ nhưng ngại thực hành

Giám đốc Nhật cúi đầu: Người Việt ngưỡng mộ nhưng ngại thực hành

Nhiều người Việt bày tỏ sự khâm phục trước hình ảnh ông giám đốc người Nhật cúi mình trong mưa hàng giờ để cám ơn khách hàng. Nhưng ai sẽ làm như ông ấy? 

Bệnh ‘giờ cao su’ thấm vào máu người Việt?

Bệnh ‘giờ cao su’ thấm vào máu người Việt?

Có thể do thói quen, do tính ỷ lại hoặc đơn giản là sự thiếu tôn trọng chính bản thân mình đã ngấm vào máu thịt. Cũng có thể do những nguyên nhân gì khác nữa...

Vì sao người Việt như tôi luôn kinh ngạc trước Singapore

Vì sao người Việt như tôi luôn kinh ngạc trước Singapore

Có lẽ trong số các đất nước đã đến trên một lần, thì Singapore là đất nước lần nào cũng làm tôi ngạc nhiên…

Pháo hoa tỉnh nghèo, công trình ngàn tỉ và ‘thư ngỏ’

Pháo hoa tỉnh nghèo, công trình ngàn tỉ và ‘thư ngỏ’

Ở khía cạnh nào đó, những công trình ngàn tỉ lãng phí cũng không khác mấy với trào lưu “vãi gạo” lên trời xanh.