Một công ty Trung Quốc vừa khiến giới vật lý toàn thế giới bị sốc, khi tuyên bố đã phát triển được một radar mới, có thể bắt các máy bay tàng hình từ xa 100km.
Đột phá trên dựa trên một hiện tượng bóng ma còn gọi là liên đới lượng tử, vốn được Albert Einstein gọi là "hành động ma quỷ từ xa", tờ South China Morning Post đưa tin.
Một chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ. (Ảnh: Reuters) |
Tập đoàn Công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC), một trong nhóm 10 tập đoàn quân sự hàng đầu thuộc quản lý trực tiếp của Chính phủ Trung Quốc, hôm 18/9 cho biết, quang tử liên đới của hệ thống radar mới có thể phát hiện các mục tiêu cách xa 100km trong những lần thử nghiệm thực địa vừa qua.
Như vậy, khả năng phát hiện mục tiêu của radar Trung Quốc lớn gấp 5 lần các nguyên mẫu radar đang được các nhà khoa học Canada, Đức và Anh, Mỹ hợp tác phát triển hồi năm ngoái.
Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tối tân Mỹ được cho là đã tài trợ cho những nghiên cứu tương tự và các nhà cung cấp quân sự như Lockheed Martin cũng đang phát triển hệ thống radar lượng tử cho mục đích tham chiến. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ các dự án quân sự này có tiến triển nào không.
Trong thông báo đưa hôm 18/9, CETC nói "hệ thống radar lượng tử photon đơn" đầu tiên của Trung Quốc có "những giá trị áp dụng quân sự quan trọng", vì nó dùng quang tử liên đới để nhận diện các vật thể "vô hình, khác với hệ thống radar thông thường.
Theo các nhà khoa học, thông tin trên khiến họ bị sốc vì cho tới gần đây, ý tưởng về radar lượng tử chỉ giới hạn trong khoa học viễn tưởng.
Vật lý lượng tử cho rằng, nếu bạn tạo ra một cặp quang tử liên đới bằng cách dùng một tinh thể chia tách quang tử gốc, sự thay đổi của quang tử liên đới ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới bản sinh đôi của nó, bất kể khoảng cách giữa hai cái là bao xa.
Một radar lượng tử, tạo ra một lượng lớn các cặp quang tử liên đới và bắn một trong hai cái lên trời, có thể có khả năng nhận được các thông tin quan trọng về mục tiêu, gồm cả hình dáng, địa điểm, tốc độ, nhiệt độ và thậm chí là kết cấu hóa học sơn của mục tiêu, từ những quang tử trở về.
Với thông tin trên, thì dường như radar lượng tử cũng như radar bình thường, vốn sử dụng sóng radio. Tuy nhiên, radar lượng tử có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình tốt hơn nhiều, khiến các máy bay này không thể lẫn vào không gian nền.
- Hoài Linh
Video Nga trình làng siêu tăng tàng hình Nga vừa ra mắt vũ khí mới nhất trong kho hàng quân sự của nước này. Đó là xe tăng T-14 Armata có khả năng "tàng hình" trước bất kỳ một radar nào của kẻ thù. Nhật có thêm tàu ngầm tấn công tàng hình Chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel-điện vừa được chuyển giao cho Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật (JMSDF) vào cuối tuần trước. Bí ẩn ‘sát thủ tàng hình’ trên không của TQ Trung Quốc dường như đang sản xuất đại trà chiến cơ tàng hình J-20, đánh dấu chấm hết cho vị thế độc quyền của Mỹ về loại vũ khí này. TQ khoe công nghệ chiến đấu cơ tàng hình Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng, công nghệ chế tạo máy bay tàng hình của Trung Quốc đã vượt Nga, dựa vào những bức ảnh về mẫu J-20. Những máy bay tàng hình, siêu thanh đỉnh nhất thế giới Các máy bay tàng hình và siêu thanh hiện đại nhất đã được đề cập, khi có tin nó liên quan tới vụ nổ bí ẩn ở Anh và Mỹ. |