Tại Hội nghị An toàn giao thông Việt Nam năm 2023 do Uỷ Ban ATGT Quốc gia tổ chức diễn ra mới đây, Ths. Phạm Ngọc Sáu, Tập đoàn SOVICO cho biết, khả năng mở rộng của công nghệ hàng không đi đầu trong đổi mới với máy bay không người lái và phân tích dữ liệu giúp sẵn sàng cách mạng hóa việc kiểm soát giao thông vận tải.
“Sự tích hợp này hứa hẹn nâng cao hiệu quả hoạt động, an toàn và hiệu quả trong các hệ thống giao thông vận tải. Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển ở Việt Nam và nhu cầu về lưu lượng ngày càng cao, việc quản lý lưu lượng hiệu quả trở nên tối quan trọng”, ông Sáu dự báo.
Theo ông Sáu, công nghệ hàng không ngày càng phát triển và luôn đi tiên phong. Các các công nghệ như drone và phân tích dữ liệu có thể giúp rất nhiều trong việc kiểm soát giao thông vận tải. Việc ứng dụng này có thể cải thiện hiệu suất, an toàn và hiệu quả của hệ thống giao thông.
Việt Nam đang trong đà phát triển, đặc biệt là thương mại điện tử. Việc này làm tăng lưu lượng đi lại trên đường. Chính vì vậy, việc kiểm soát giao thông là hết sức quan trọng.
Theo đó, khi sử dụng máy bay không người lái (drone) để theo dõi và thu thập dữ liệu về lưu lượng xe cộ trên các tuyến đường, dữ liệu này có thể được sử dụng để dự đoán tình trạng kẹt xe và đề xuất các biện pháp giảm kẹt xe.
“Kẹt xe luôn mà vấn nạn đối với các thành phố lớn, làm tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của người dân, làm tăng ô nhiễm môi trường do tăng khí thải bởi thời gian lưu thông của phương tiện lâu hơn. Việc tính toán, định hướng giải pháp chống kẹt xe là rất cần thiết”, ông Sáu phân tích.
Do đó, sử dụng drone để theo dõi giao thông từ trên cao và định hướng giao thông tại các điểm nút giao thông. Drone có thể truyền tải thông tin và hướng dẫn tới tài xế thông qua hệ thống định vị và giao tiếp không dây. Có thể sử dụng drone để cảnh báo các đoạn đường bị tắc nghẽn, để phân luồng từ xa hoặc điều hướng sang đường khác.
Thậm chí có thể sử dụng drone để kiểm tra tình trạng cầu, đường, biển báo giao thông và các cơ sở hạ tầng khác. Dữ liệu thu thập từ drone có thể giúp định vị thời gian bảo trì và sửa chữa, giảm nguy cơ tai nạn giao thông do sự cố hạ tầng.
Không những thế, drone có thể nhanh chóng đến hiện trường các vụ tai nạn giao thông để cung cấp thông tin thời gian thực cho các đội cứu hộ. Điều này giúp cải thiện tốc độ phản ứng và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Tai nạn nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ắc tắc cục bộ và kéo dài. Với drone, việc phát hiện các tai nạn sẽ đơn giản hơn, thông tin sẽ kịp thời hơn.
Đáng lưu ý, ông Sau cũng chỉ ra rằng việc áp dụng hệ thống giao hàng bằng drone cho các mặt hàng nhẹ và nhỏ, giúp giảm thiểu thời gian giao hàng và giảm ùn tắc giao thông trên các tuyến đường chính.
Hiện nay trên thế giới, một số hãng như eHang, PenAviation cũng đang phát triển các loại drone không người lái có thể vận chuyển hàng hóa tới 500 kg trong phạm vi 500 km
Đặc biệt với việc sử dụng các thuật toán thông minh và khoa học học máy tính, drone có thể dự đoán và điều phối giao thông theo thời gian thực. Dữ liệu từ các nguồn khác nhau, bao gồm drone, camera và cảm biến, có thể được tích hợp để tối ưu hóa luồng giao thông.
“Việc sử dụng dữ liệu thu thập từ drone và các nguồn khác để phân tích và dự đoán xu hướng giao thông, giúp đưa ra các quyết định thông minh về việc cải thiện hệ thống giao thông.
Các dữ liệu thu thập được từ drone kết hợp với các mô hình tính toán và giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp đưa ra các quyết định tối ưu cho hệ thống giao thông.
Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, công ty công nghệ, và người dân.
Các vấn đề về quyền riêng tư, an toàn và quy định cũng cần được xem xét một cách cẩn thận trong quá trình ứng dụng công nghệ hàng không vào kiểm soát giao thông vận tải”, ông Sáu cảnh báo.