Chuyến thăm bất ngờ của Chủ tịch Triều Tiên tới Trung Quốc chứng tỏ Bắc Kinh vẫn đóng một vai trò chủ chốt trong các nỗ lực chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Chủ tịch Triều Tiên đang có chuyến thăm không chính thức tới Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình trong các ngày 25-28/3.
Washington Post nhận định, chuyến thăm cấp cao chứng tỏ ông Kim Jong Un không quên đồng minh chính của mình, bất chấp những căng thẳng gần đây giữa hai nước cùng những thông báo gây chú ý gần đây rằng nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên sẽ gặp trực tiếp Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ.
Thực tế, Trung Quốc không những là đồng minh mà còn là đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Bởi phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc nên cũng dễ hiểu khi phái đoàn cấp cao của Bình Nhưỡng đến Bắc Kinh hội đàm trước khi có bất kỳ sự tiếp cận nào với phương Tây.
"Triều Tiên sẽ cố gắng xóa bỏ bất kỳ sự lo ngại nào từ Trung Quốc rằng Bình Nhưỡng có ý định thay đổi chính trị khu vực bằng cách tiếp cận Seoul và Washington", Washington Post dẫn lời Koh Yu-hwan, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul.
Phía Triều Tiến sẽ cố gắng làm nổi bật tâm điểm, rằng nước này "đang trong quá trình cải thiện các mối quan hệ đối ngoại, chứ không phải định bỏ qua Trung Quốc", ông Koh Yu-hwan nhận định. "Đây cũng là chính là thông điệp họ muốn gửi tới Mỹ, rằng Triều Tiên hiển nhiên tin việc duy trì quan hệ truyền thống với Trung Quốc sẽ mang lại cho nước này ảnh hưởng lớn hơn đối với Mỹ".
Chuyến thăm của ông Kim Jong Un còn được đánh giá là một phần nỗ lực của Bình Nhưỡng muốn giành lợi thế trước các cuộc gặp dự kiến với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Tổng thống Mỹ Donald Trump, bằng cách chứng tỏ nước này còn có những lựa chọn khác.
"Ngay cả nếu tình hình xung quanh các cuộc đối thoại với Seoul và Washington diễn ra tốt với Triều Tiên thì nước này vẫn cần sự giúp đỡ của Trung Quốc. Còn nếu tình hình không khả quan thì Triều Tiên chắc chắc chắn cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh", ông Koh Yu-hwan bình luận thêm.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Tân Hoa xã |
Theo giới phân tích, cũng có thể Triều Tiên đã nhận ra một số thực tế. Cú vươn ngoại giao tới Seoul và Washington diễn ra sau một năm đầy ắp căng thẳng với các cuộc thử nghiệm vũ khí liên tiếp, do vậy nó được coi như một nỗ lực nhằm cải thiện nền kinh tế đang oằn mình chịu cấm vận.
Các hành động quyết liệt của Triều Tiên tác động tiêu cực đến cả quan hệ với Bắc Kinh. Dù mối quan hệ đồng minh đã kéo dài nhiều thập niên, Trung Quốc vẫn đóng một vai trò chủ chốt trong áp lực quốc tế đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này. Trung Quốc cũng ký vào nhiều đòn trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên, đồng thời tăng cường cấp vận như hạn chế cung cấp dầu lửa.
Thực tế trên có thể đã khiến Triều Tiên thấy cần phải tìm kiếm một bước đột phá về ngoại giao.
Trong khi đó, về phía Trung Quốc, nước này muốn được nhìn nhận như một chủ thể giám sát hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời đóng một vai trò lớn hơn trong ngoại giao thế giới khi cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở châu Á.
Thanh Hảo
Kim Jong Un được cho là đang ở thăm Trung Quốc
Theo nhiều hãng tin quốc tế, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đang có chuyến công du Trung Quốc "không báo trước".
Thủ tướng Nhật cũng muốn gặp trực tiếp Kim Jong Un
Chính phủ Nhật Bản đã chuyển tới Triều Tiên đề xuất tổ chức một cuộc đối thoại thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Kim Jong Un.
Kim Jong Un lần đầu công bố lý do muốn gặp ông Trump
Chính quyền Kim Jong Un tuyên bố nước này tìm kiếm đối thoại với Hàn Quốc và Mỹ là bởi tự tin chứ không phải vì cấm vận và chiến dịch tạo áp lực tối đa của Tổng thống Donald Trump.
Kim Jong Un thực sự muốn gì từ ông Trump?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sắp có cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử và nhiều người trông đợi họ có thể đạt được một bước đột phá.
Kim Jong Un chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi "lời chúc mừng chân thành" tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.