{keywords}
Bộ TT&TT cho biết, sẽ yêu cầu các nhà mạng phải thực hiện việc chuyển mạng giữ nguyên số ngay cho khách hàng sau khi đối soát xác định là từ chối sai.

Theo số liệu của Bộ TT&TT, hiện tỷ lệ chuyển mạng thành công dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số đạt hơn 80%, vẫn còn gần 20% thuê bao chưa chuyển được mạng.

Bộ TT&TT cho biết, có 96% (chiếm 16% tổng số thuê bao đã đăng ký chuyển mạng) là các thuê bao bị từ chối đúng quy định theo Thông tư số 35/2017/TT-BTTTT ngày 23/11/2017 và Quy trình nghiệp vụ chuyển mạng đã được các doanh nghiệp thống nhất và ban hành. Chẳng hạn như thuê bao đang tham gia gói cước ưu đãi, chương trình mua máy trả góp, các chương trình khuyến mại hoặc chưa đáp ứng các điều kiện chuyển mạng như thông tin thuê bao chưa cập nhật đầy đủ, còn nợ cước.

Như vậy, tỷ lệ các nhà mạng từ chối sai khi thuê bao di động đủ điều kiện chuyển mạng nhưng nhà mạng đưa ra lý do không đúng với quy định là khoảng 4%. Với tập thuê bao này, Bộ đã kiểm tra hàng ngày và yêu cầu các nhà mạng phải thực hiện việc chuyển mạng ngay sau khi đối soát xác định là từ chối sai. Cục Viễn thông cũng xây dựng ứng dụng giúp khách hàng kiểm tra và cả đường dây nóng để phản ánh khi gặp vấn đề nhà mạng cản trở không cho chuyển mạng giữ nguyên số.

Trước đó, Cục Viễn thông cho biết, dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thị trường viễn thông, doanh nghiệp viễn thông, thuê bao di động và đáp ứng mục tiêu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Các thuê bao di động được quyền lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình trong khi vẫn giữ được số điện thoại; xóa bỏ rào cản phải thay số điện thoại mới, gây rắc rối trong công việc và sinh hoạt của người sử dụng. Đối với doanh nghiệp viễn thông, đây là động lực cho doanh nghiệp di động tăng cường năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng nhất là những khách hàng lâu năm. Đây có thể coi là một kênh phát triển thuê bao trong bối cảnh thị trường viễn thông di động dần bão hòa.

Cục Viễn thông cho rằng, khi áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số sẽ thúc đẩy môi trường cạnh tranh tương tự như nhiều nước trên thế giới, giúp doanh nghiệp di động có kinh nghiệm để phát triển kinh doanh ra các nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Tạo ra xu hướng cá thể hóa số điện thoại, góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông, giá trị gia tăng đi kèm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng phát triển. Vì vậy, triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số là một trong các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy cạnh tranh.

Hiện trên thị trường có 5 nhà mạng di động có hạ tầng và 2 nhà mạng di động ảo, nhưng mới có 4 nhà mạng áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số là Viettel, VNPT, MobiFone và Vietnamobile. Còn lại 3 nhà mạng là Gtel, Reddi và Indochina Telecom chưa áp dụng chính sách này. Tuy nhiên, ông Trần Nam Trung, CEO của mạng di động ảo Reddi cho biết, nhà mạng đã làm việc với Cục Viễn thông để chuẩn bị cho chính sách chuyển mạng giữ nguyên số. Nhanh nhất 6 tháng nữa mạng Reddi mới có thể tham gia sân chơi chuyển mạng giữ nguyên số vì phải đầu tư thiết bị. CEO của Reddi thừa nhận, đây là thách thức lớn đối với một nhà mạng non trẻ khi những khách hàng đầu tiên không hài lòng muốn chuyển mạng thì không thể kéo lại được.

Thái Khang

Cục Viễn thông đề nghị mạng di động ảo Reddi tham gia chuyển mạng giữ số

Cục Viễn thông đề nghị mạng di động ảo Reddi tham gia chuyển mạng giữ số

 Ông Trần Nam Trung, CEO của mạng di động ảo Reddi cho biết, mạng Reddi sẽ tham gia cuộc chơi chuyển mạng giữ số theo yêu cầu của Cục Viễn thông. Đây thực sự là thách thức đối với tân binh Reddi khi mới bước chân vào thị trường này.