1. Vị bác sĩ này là ai?

  • Alexandre Yersin
  • Louis Pasteur
  • Ignaz Semmelweis
  • Joseph Lister
Chính xác

Năm 1846, bác sĩ sản khoa Ignaz Semmelweis phát hiện một nghịch lý rằng các sản phụ sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Vienna, nước Áo lại có tỷ lệ tử vong cao hơn những người tự sinh con ở nhà.

Sau khi nghiên cứu, ông đánh giá một yếu tố truyền nhiễm nào đó ở trên tay người đỡ đẻ đã gây ra chứng “sốt hậu sản” và khiến bệnh nhân tử vong.

Thời điểm này, y học chưa có khái niệm về vi khuẩn và vi trùng. Cuối cùng, ông đề nghị tất cả các bác sĩ sát khuẩn tay bằng một dung dịch đặc biệt. Nhờ vậy, tỷ lệ sản phụ tử vong đã giảm rõ rệt.

2. Ông đã yêu cầu đồng nghiệp dùng loại dung dịch nào để sát khuẩn tay?

  • Dung dịch oxy già
  • Dung dịch Clorin
  • Dung dịch thuốc tím
  • Cồn 70 độ
Chính xác

Ignaz Semmelweis sử dụng dung dịch Clorin (một hợp chất của Clo) để sát khuẩn tay trước khi đỡ đẻ cho sản phụ. Ngay lập tức, phương pháp này đã mang lại hiệu quả.

Từ tháng 4 đến tháng 7/1847, tỷ lệ sản phụ tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Vienna giảm từ 18,27% xuống chỉ còn 1,2%. Bước sang năm 1848, lần đầu tiên trong lịch sử tại bệnh viện nơi ông công tác, không còn trường hợp nào tử vong do “sốt hậu sản”.

3. Sự kiện nào đã giúp ông chắc chắn hơn về phát hiện của mình?

  • Ông bị dao mổ cắt vào tay
  • Bạn của ông bị dao mổ cắt vào tay
  • Vợ của ông sinh con
  • Ông bị chấn thương
Chính xác

Năm 1847, bác sĩ Jakob Kollerschka, bạn của Ignaz Semmelweis đột ngột qua đời sau khi bị sinh viên thực tập cắt vào tay lúc khám nghiệm tử thi. Semmelweis nhận thấy người bạn xấu số có triệu chứng tương tự các sản phụ tử vong do “sốt hậu sản”. 

Bác sĩ Ignaz Semmelweis đưa ra kết luận một “yếu tố gây bệnh nhỏ bé” nào đó từ dao mổ nhiễm vào máu thông qua vết cắt. Sau này, y học hiện đại định nghĩa chúng là vi khuẩn và vi trùng.

4. Giới y học thời điểm đó đã phản ứng như thế nào về sáng kiến sát khuẩn tay của vị bác sĩ?

  • Áp dụng rộng rãi phương pháp của ông
  • Phản đối kịch liệt
  • Quyên góp tiền giúp ông thực hiện các nghiên cứu sâu hơn
  • Cố gắng chứng minh cách làm của ông là sai
Chính xác

Bất chấp hiệu quả của việc rửa tay bằng dung dịch Clorin trước khi đỡ đẻ, giới y học thời điểm đó đã không công nhận phát hiện của ông.

Các giả thuyết về “yếu tố gây bệnh nhỏ bé” (vi khuẩn, vi trùng) của Ignaz Semmelweis cũng bị cộng đồng y khoa xem là bất hợp lý. Nhiều người phản đối ông mặc dù không chứng minh được cách làm của ông là sai.

5. Bản thân vị bác sĩ đã phản ứng như thế nào trước thái độ của dư luận?

  • Ông tiếp tục viết các bài báo giải thích cho phát hiện của mình
  • Ông bỏ nghề bác sĩ
  • Ông buồn bã và rơi vào trạng thái trầm cảm
  • Ông công khai chỉ trích những người phản đối
Chính xác

Sự nghiệp đi xuống vì vô số những lời chỉ trích, bác sĩ Ignaz Semmelweis sau đó đã mắc bệnh trầm cảm nặng. Đến năm 1865, người thân phải đưa ông vào điều trị tại bệnh viên tâm thần. 

Tháng 8/1865, Ignaz Semmelweis qua đời ở bệnh viện. Đám tang của ông có rất ít người đến dự, đồng thời cũng không được đọc điếu văn như truyền thống. 

Phải đến năm 1880, nhà vi sinh vật học kiêm bác sĩ nổi tiếng người Pháp Louis Pasteur mới thành công chứng minh vi khuẩn và vi trùng có tồn tại. Nhờ đó, đóng góp của Ignaz Semmelweis đã được thế giới công nhận.