1. Hồ có tên là gì?

  • Hồ Cửa Đạt
  • Hồ Ngàn Trươi
  • Hồ Dầu Tiếng
  • Hồ Tả Trạch
Chính xác

Hồ Dầu Tiếng thuộc vùng Đông Nam Bộ nước ta. Diện tích hồ lên đến 27km2 và chứa trung bình 1,58 tỷ m3 nước, rộng gấp 2.225 lần Hồ Gươm và gấp 50 lần Hồ Tây.

Hồ Dầu Tiếng cấp nước cho 100.000ha đất sản xuất nông nghiệp tại một số tỉnh miền Nam. Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng có 3 kênh chính bao gồm: kênh Đông, kênh Tây và kênh Tân Hưng, đưa nước đến 1.550km các tuyến kênh nhánh tại địa phương.

Năm 2017, hồ Dầu Tiếng được xét vào nhóm công trình liên quan tới an ninh quốc gia.

2. Hồ này không nằm trên địa phận tỉnh nào sau đây?

  • Long An
  • Tây Ninh
  • Bình Dương
  • Bình Phước
Chính xác

Hồ Dầu Tiếng trải rộng trên 4 huyện và 3 tỉnh, bao gồm: Dầu Tiếng (Bình Dương), Dương Minh Châu, Tân Châu (Tây Ninh), Hớn Quản (Bình Phước).

Mặc dù mang tên Dầu Tiếng, một địa danh của tỉnh Bình Dương, nhưng phần lớn diện tích hồ nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

3. Để xây dựng hồ Dầu Tiếng, người ta đã chặn dòng con sông nào?

  • Sông Tiền
  • Sông Hậu
  • Sông Sài Gòn
  • Sông Đồng Nai
Chính xác

Hồ Dầu Tiếng là một hồ nhân tạo. Để hoàn thành công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng, Việt Nam đã phải chặn dòng thượng nguồn sông Sài Gòn.

Ước tính, người dân miền Nam sử dụng đến 15 triệu ngày công lao động, đào 11,6 triệu m3 đất, xây mới hàng nghìn km kênh… nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi liên kết với hồ Dầu Tiếng.

4. Hồ Dầu Tiếng chính thức được khai thác vào năm nào?

  • 1975
  • 1985
  • 1995
  • 2005
Chính xác

Công trình hồ thủy lợi nhân tạo Dầu Tiếng khởi công năm 1981. Đến tháng 7/1984, hồ bắt đầu tích nước và chính thức đi vào sử dụng tháng 1/1985.

Ban đầu, hai kênh chính là kênh Đông và kênh Tây được khai thác trước. Trong giai đoạn 1996 – 1999, kênh Tân Hưng mới được xây dựng nhằm dẫn nước tới các xã phía Nam của hai huyện Tân Châu và Tân Biên.

5. Hồ Dầu Tiếng không được sử dụng với mục đích nào sau đây?

  • Phục vụ du lịch
  • Điều tiết nước cho sông Sài Gòn
  • Tạo điện
  • Điều tiết hệ thống thủy lợi
Chính xác

Hồ Dầu Tiếng hiện không được khai thác để tạo nguồn lợi từ thủy điện. Hồ Dầu Tiếng có nhiệm vụ chính gồm điều tiết nước cho hệ thống thủy lợi vùng Đông Nam Bộ và điều tiết nước cho sông Sài Gòn.

Từ năm 2008, UBND tỉnh Tây Ninh bắt đầu kêu gọi đầu tư lĩnh vực du lịch xoay quanh hệ sinh thái hồ Dầu Tiếng, có thể kể đến các đảo nổi trong hồ như đảo Nhím, cù lao Sỉn, cù lao Tân Thiết… Đến năm 2022, có thêm các đề án du lịch nghỉ dưỡng, giải trí tại rừng phòng hộ Núi Cậu – Dầu Tiếng.