1. Ông là ai?

  • Phan Bá Vành
  • Cao Bá Quát
  • Nguyễn Hữu Cầu
  • Nguyễn Dương Hưng
Chính xác

Nguyễn Hữu Cầu (1712 – 1751) được sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông giỏi cả văn lẫn võ, được dân trong vùng gọi là quận He. Thời điểm chính quyền phong kiến Lê – Trịnh suy thoái, ông đã dựng cờ khởi nghĩa ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

Khi bị quân Trịnh bao vây tứ phía, Nguyễn Hữu Cầu đã nghĩ ra trận “trâu lửa” để chống lại. Ông cho tập hợp hết trâu ở trong vùng lại một chỗ. Đồng thời, ông sai người buộc dao sắc vào sừng trâu, giáo nhọn 2 bên thân trâu, đốt lửa ở đuôi khiến trâu lao vào đội hình đối phương.

Lợi dụng quân Trịnh rối loạn, ông cho nghĩa quân ồ ạt tấn công và giành chiến thắng.

2. Tên “quận He” của ông xuất phát từ đâu?

  • Địa phương nơi ông sinh ra
  • Loại vũ khí ông thường sử dụng
  • Loại cá ở biển
  • Lá cờ của quân khởi nghĩa
Chính xác

Nguyễn Hữu Cầu khỏe mạnh, giỏi võ, sức lực hơn người. Ông bơi rất giỏi nên được người dân gọi là quận He (tên một loài cá ở biển).

3. Cuốn sách quân sự nào cũng nhắc đến việc dùng trâu làm vũ khí?

  • Hổ trướng khu cơ
  • Binh thư yếu lược
  • Binh pháp tinh hoa
  • Lục Thao
Chính xác

Sách “Binh thư yếu lược” của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn có viết: “Dùng con trâu già đã bỏ đi, buộc dao sắc vào sừng, hai bên thân cặp tre sát vào chân để trâu không quay đầu được, trên lưng mang ống pháo sắt có thuốc dẫn hỏa. Phàm khi giặc rất nhiều mà ta rất ít, trâu ấy mà xông vào thì người ngựa lập tức phải tan. Quân bao vây có đông đến mấy cũng phá được”.

4. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nơi Nguyễn Hữu Cầu dựng cờ khởi nghĩa được nhân dân tái tổ chức vào năm nào?

  • 1980
  • 1990
  • 2000
  • 2010
Chính xác

Năm 1990, người dân Đồ Sơn, Hải Phòng, nơi Nguyễn Hữu Cầu khởi nghĩa đã khôi phục lễ hội chọi trâu vào 9/8 âm lịch hàng năm. Đến năm 2012, lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, vào năm 2020, hội bị gián đoạn do công tác phòng chống dịch Covid-19.

Có nhiều truyền thuyết lý giải về nguồn gốc của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, trong đó có câu chuyện liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu.

Một số tài liệu cho rằng: “Mỗi khi đánh thắng quân địch ông thường cho mổ trâu khao quân. Những con trâu này thường bứt dây lao ra, chọi nhau quyết liệt. Quân sĩ thấy vậy cũng reo hò cổ vũ. Kể từ đó, Nguyễn Hữu Cầu thường tổ chức hội chọi trâu hàng năm để động viên tinh thần binh sĩ”.

5. Vị quan nào đã đánh bại Nguyễn Hữu Cầu và chấm dứt cuộc khởi nghĩa của ông?

  • Hoàng Ngũ Phúc
  • Đào Quang Nhiêu
  • Phạm Đình Trọng
  • Đào Duy Từ
Chính xác

Tương truyền, thuở nhỏ Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng cùng học 1 thầy. Cả hai người đều học giỏi, không ai chịu thua tài trí của ai. Lớn lên, hai người cũng có chí hướng khác biệt. Nếu Phạm Đình Trọng chọn làm quan dưới thời Lê – Trịnh thì Nguyễn Hữu Cầu lại nổi dậy chống triều đình.

Khi đánh dẹp được Nguyễn Hữu Cầu, Phạm Đình Trọng được chúa Trịnh phong làm Binh Bộ thượng thư. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, ông cũng qua đời khi mới 40 tuổi. Người trong dân gian cho rằng Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng là đối thủ từ kiếp trước. Đồng thời, chỉ hai ông mới đủ khả năng trở thành địch thủ của nhau.