W-nong thon moi 3 100103.jpg

Trong bối cảnh phấn đấu trở thành thị xã với nền kinh tế dựa trên du lịch, dịch vụ, thương mại, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đã và đang đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất nông nghiệp. Do đó, để nâng cao chất lượng nông thôn mới và tiềm lực khu vực, việc phát triển kinh tế hộ gia đình trở thành hạt nhân quan trọng. 

W-nong thon moi 11 100249.jpg

Địa phương này có đến 60% diện tích là rừng núi, nhiều khu vực là rừng đặc dụng không có người ở. Người dân tộc thiểu số chiếm 42% dân số toàn huyện.

W-nong thon moi 2 100100.jpg

Dựa vào điều kiện tự nhiên có nhiều đồi núi, việc phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình chăn nuôi được phổ biến, điển hình là lợn rừng, gà đồi, dê núi...

W-nong thon moi 4 100094.jpg

Ông Trương Văn Năm thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo) là chủ một trang trại nuôi lợn rừng rộng tới 8ha với hơn 100 con, bao gồm cả lợn rừng sinh sản, lợn phối giống và lợn giống.

W-nong thon moi 8.jpg

Công việc chính của hai ông bà là chăn nuôi lợn, đưa con giống đi phối, tạo nguồn thu ổn định giúp gia đình phát triển kinh tế vững chắc. 

W-nong thon moi 7.jpg

Là người năng động, ham học hỏi, ông Năm tham gia tất cả chương trình khuyến nông của xã về mô hình chăn nuôi lợn rừng để tích luỹ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm. Dần dần, khi đã nắm rõ, ông phát triển thêm mảng con giống rồi bán sang các tỉnh thành lân cận.

W-nong thon moi 9 100247.jpg

Ông Năm xây dựng chuồng trại, đào hào xung quanh, quây rào bằng lưới thép B40 để mở rộng mô hình trang trại nuôi lợn rừng, trung bình mỗi năm cho xuất chuồng khoảng 7 tấn, thu về 300 triệu đồng/năm.

W-nong thon moi 10 100248.jpg

Lợn rừng cũng là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cám gạo, ngô, rau xanh... nên rất dễ nuôi và ít tốn kém. Vợ chồng ông Năm còn tự tìm tòi nghiên cứu thêm các tài liệu, vừa nuôi lợn rừng, vừa rút kinh nghiệm để thực hiện ước mơ làm giàu. 

W-nong thon moi (2).jpg

Sau 20 năm chăn nuôi giống lợn này, ông bà có của ăn của để, làm lại nhà cửa và cho con cái ăn học đầy đủ. Trang trại của vợ chồng ông Năm được rất nhiều người biết và đến tìm hiểu học tập. Lợn rừng giống và lợn rừng thịt của gia đình ông bà đều có khách hàng tự tìm đến mua chứ không phải đi chào hàng, thậm chí nhiều lúc còn không đủ lợn để bán. 

W-nong thon moi 2 (2).jpg

"Nhờ chính quyền động viên, tạo điều kiện để được tham gia tập huấn, học hỏi kiến thức nên gia đình tôi mới có thể vững tin vào công việc này. Từ khi kinh tế gia đình ổn định, tôi lại hướng dẫn thêm bà con làng xóm xung quanh để mỗi nhà chăn nuôi thêm một chút nếu có điều kiện", ông Năm nói.