- Chưa một năm nào, thị trường chứng khoán lại được quan tâm và phát triển bùng nổ một cách thực chất như 2016. Đây có thể là tiền đề để Việt Nam có được một thị trường vốn hòa nhập được vào trong khu vực và thế giới.
Tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống ngành chứng khoán, sáng 28/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh quan điểm nhất quán: TTCK phải thành kênh dẫn vốn dẫn vốn trung, dài hạn chủ đạo của nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào ngân hàng.
TTCK 2016 đã chứng kiến một bước đột phá mạnh mẽ và thực chất, có thể coi là chưa từng có từ trước tới nay. Lần đầu tiên sau gần một thập kỷ vật vã, chỉ số VN-Index đã vượt và trụ vững trên mốc 600 điểm, hàng loạt các cổ phiếu lớn như VCB, VIC, CTG, VNM… ghi nhận mức giá cao kỷ lục mọi thời đại.
Và điều đáng nói là, TTCK 2016 chứng kiến một sự quyết tâm, nỗ lực để thoái vốn nhà nước tại các DN lớn và đưa các cổ phiếu của DN lớn lên trên sàn chứng khoán, mang hàng hóa tốt và nâng cao quy mô của một thị trường đã có 2 thập kỷ phát triển.
Trong năm 2016, Chính phủ yêu cầu phải thoái vốn nhà nước tại hàng loạt ông lớn, thường được coi như “gà đẻ trứng vàng” như: Vinamilk, Tổng Cty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng Cty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco)… 10 DNNN lớn được lên kế hoạch thoái vốn một phần hoặc toàn bộ.
Cùng với hàng loạt các chính sách như Thông tư số 115/2016/TT-BTC (hướng dẫn bán cổ phần lớn đầu DNNN)… đã khiến con đường lên sàn chứng khoán hậu IPO nhanh hơn bao giờ hết, chỉ còn khoảng 20 ngày làm việc, so với 90 ngày tại Quyết định 51/2014/QĐ-TTg và “vôn thời hạn” trước đó.
Với những chuyển biến tích cực về chính sách, lần đầu tiên trong 10 năm, giới đầu tư chứng kiến một thị trường chứng khoán tự do (OTC) dậy sóng sau đợt sốt theo tâm lý hồi năm 2007.
Theo kế hoạch, Bộ Tài chính sẽ có giải pháp thúc đẩy CPH DNNN, thoái vốn DN lớn, nới room cho NĐT nước ngoài và áp dụng quản trị công ty theo thông lệ quốc tế. TTCK phái sinh dự kiến và hợp nhất 2 sàn cũng sẽ được triển khai trong năm 2017, trên cơ sở xây dựng trong 2016.
Hàng loạt các thay đổi mang tính đột phá sẽ giúp bảo vệ quyền lợi NĐT, tăng tính thanh khaorn trên thị trường, thúc đầy quá thị trường vốn VN. Tính tới cuối tháng 11/2016, TTCK Việt Nam có hơn 1000 DN niêm yết với vốn huy động đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Vốn hóa đạt 42% GDP.